Thắc mắc: Tôi nghe nói những loại rau củ quả mọc mầm khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể khi khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Khoai lang vốn là loại củ không còn xa lạ với chúng ta chúng có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên cũng giống như các loại củ khác nếu bạn không biết cách bảo quản để ở môi trường ẩm ướt thì khoai lang sẽ rất dễ mọc mầm gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng cũng như biến đổi các chất có trong loại củ này.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Theo các nhà khoa học về bản chất những củ khoai lang khi mọc mầm sẽ không sinh ra độc tố do vậy bạn vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi chế biến khoai lang bạn cần gọt bỏ phần mọc mầm rồi sau đó đem ngâm với nước muối.
Ngoài ra những củ khoai lang khi mọc mầm tuy không sinh ra độc tố nhưng chúng lại rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Các loại nấm mốc này sản sinh trên khoai lang sẽ gây ra những vết đốm đen hoặc nâu. Đồng thời sinh ra độc tố điển hình như ipomeamarone. Đây là một loại chất khiến cho khoai lang khi ăn sẽ cảm thấy bị đắng (bị hà), sau đó là xuất hiện các triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó khi xét về giá trị dinh dưỡng thì những củ khoai lang mọc mầm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như những củ khoai lang chưa mọc mầm. Mùi vị, độ ngon của khoai lang cũng không còn được ngon.
Do vậy theo lời khuyên của các chuyên gia thì tốt nhất chúng ta không nên ăn khoai lang khi đã mọc mầm để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người có đường tiêu hóa yêu, người già, trẻ em thì lại càng không nên ăn.
Làm gì với khoai lang mọc mầm?
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì bạn không nên ăn khoai lang mọc mầm. Tuy nhiên trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng thì cần đảm bảo việc sơ chế kỹ càng. Hãy khoét bỏ phần mầm đi và sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 30 phút. Nước muối loãng có thể giúp làm tan một số chất không có lợi cho sức khỏe. Sau đó mới sử dụng bạn nhé.
Cách chọn và bảo quản khoai lang
-
Cách chọn khoai lang
Khi chọn mua khoai lang bạn nên chọn những củ khoai lang tươi, cứng, không bị thâm, dập nát và đặc biệt là chưa mọc mầm. Bên cạnh đó không nên chọn những củ khoai lang quá to vì loại này thường bị xơ nhiều hơn và ăn sẽ không được ngon.
-
Cách bảo quản khoai lang tránh mọc mầm
Trong trường hợp khi mua khoai lang về mà bạn chưa sử dụng ngay thì cần biết cách bảo quản để tránh việc khoai lang mọc mầm, bạn cũng có thể áp dụng với những loại củ khác như: khoai tây, lạc, khoai môm… Cụ thể: Không nên nên để khoai lang ở những môi trường ẩm thấp thay vào đó hãy cất dữ khoai lang ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Không nên để khoai lang vào túi nilong và bọc kín. Không cất khoai lang trong tủ lạnh, bởi nhiệt độ trong tủ lạnh có thể khiến khoai lang nhanh bị héo, mất mùi vị và chất dinh dưỡng.
Như vậy trên đây là những chia sẻ giúp trả lời câu hỏi thắc mắc của nhiều độc giả rằng “Khoai lang mọc mầm có ăn được không?” Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khoai lang mọc mầm, cách xử lý cũng như những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.
Ý kiến của bạn thì sao? Nên hay không nên ăn khoai lang mọc mầm? Hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận của bài viết để mọi người cùng tham khảo nhé!
Ruby Phạm | Tackexinh.com
Theo mình thì khoai lang hay khoai tây mà mọc mầm thì k lên ăn,
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì nên vậy đó ạ!