Mang thai - Kiến thức, kinh nghiệm mang thai cho các mẹ bầu https://tackexinh.com/tag/mang-thai/ Chuyên trang tổng hợp dành cho phái đẹp Fri, 15 Sep 2023 05:36:14 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://tackexinh.com/wp-content/uploads/2020/08/cropped-logo_tac_ke_xinh_cam_04-2-32x32.png Mang thai - Kiến thức, kinh nghiệm mang thai cho các mẹ bầu https://tackexinh.com/tag/mang-thai/ 32 32 Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần các chị em nên biết https://tackexinh.com/dau-hieu-nhan-biet-co-thai-sau-1-tuan/ https://tackexinh.com/dau-hieu-nhan-biet-co-thai-sau-1-tuan/#respond Thu, 22 Sep 2022 00:00:50 +0000 https://tackexinh.com/?p=11192 Những dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần là gì? quan hệ mấy ngày thì biết có bầu…? là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em mới mang thai lần đầu. Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày quan hệ mà không dùng […]

Bài viết Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần các chị em nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Những dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần là gì? quan hệ mấy ngày thì biết có bầu…? là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em mới mang thai lần đầu.

Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày quan hệ mà không dùng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào, bạn có thể xác định được mình có mang thai hay không thông qua việc sử dụng que thử thai. Tuy nhiên ngoài cách đó ra các chị em phụ nữ có thể nhận biết được mình có mang thai hay không trong tuần đầu tiên thông qua việc lắng những sự thay đổi từ chính cơ thể của mình.

Những dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần có thể sẽ khác nhau ở mỗi người do cơ địa, tính chất cơ thể… Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể có cách nhận biết có thai chung mà các chị em phụ nữ nên lưu tâm đến. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần mà các chị em nên quan tâm và để ý đến.

8 dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần

Đau ở ngực

Nếu bạn cảm thấy ngực bị đau, ngứa ran đặc biệt là ở xung quanh núm vú thì có thể đây là dấu hiệu báo bạn đã có thai sau tuần đầu tiên. Bởi khi mới có thai lượng estrogen và progesterone bắt đầu tăng lên ngực sẽ giữ nhiều nước hơn bạn sẽ cảm thấy đau, rát, nặng nề và nhạy cảm hơn.

Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần - Cảm giác đau ở vùng ngực
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần – Cảm giác đau ở vùng ngực

Để thoải mái các chị em phụ nữ nên thay đổi sử dụng những loại áo ngực rộng rãi, mềm, thoáng mát hơn.

Cảm giác mệt mỏi

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ cơ thể bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi chính vì vậy bạn sẽ thấy có cảm giác mệt mỏi. Đồng thời lượng progesterone tăng lên sau khi thụ thai khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng có cảm giác thiếu năng lượng và mệt mỏi.

Cảm giác mệt mỏi là 1 trong những dấu hiệu mang thai sau 1 tuần
Cảm giác mệt mỏi là 1 trong những dấu hiệu mang thai sau 1 tuần

Mặc dù mệt mỏi không phải là một triệu chứng chắc chắn rằng bạn đã có thai nhưng nó cũng là 1 tín hiệu nhạy cảm để bạn có thể lưu tâm đến.

Ra máu bão

Tuy không phải ai cũng có máu báo khi đã thụ thai, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai mà các chị em phụ nữ cần quan tâm.

Máu bão thường xuất hiện với lượng ít từ khoảng 10 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Đó là những đóm máu nhẹ thường có màu hồng hoặc màu nâu.

Thường có cảm giác buồn nôn

Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần khi trứng được thụ thai. Nguyên nhân là do hormone progesterone gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đôi khi còn khiến các chị em phụ nữ bị táo bón, khó tiêu.

Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần - Cảm giác buồn nôn
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần – Cảm giác buồn nôn

Cảm giác buồn nôn không chỉ xuất hiện vào buổi sáng, mà có thể bạn sẽ cảm thấy buôn nôn vào bất ký lúc nào trong ngày ngay cả những lúc chưa kịp ăn gì.

Đau lưng

Khi mang thai các chị em phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, đầy hơi… Có rất nhiều người hiểu lầm đây là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt nhưng thực chất nó là sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ.

Luôn cảm thấy thèm ăn

Ở giai đoạn khi mang thai các chị em phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn. Các hormone progesterone trong thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy đói.

Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần - Cảm giác thèm ăn
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần – Cảm giác thèm ăn

Cùng với cảm giác thèm ăn, bạn cũng sẽ cảm nhận thấy hương vị của 1 loại kim loại trong miệng. Đồng thời trong giai đoạn này bạn sẽ rất nhạy cảm với những món ăn. Nếu bị ốm nghén bạn dễ bị luôn mửa khi ngửi thấy mùi 1 số loại thức ăn như mùi cà phê, mùi cá, rượi, các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ…

Đau đầu

Khi ở những giai đoạn mang thai sớm, nồng độ Progesterone sẽ tăng lên, điều này khiến các chị em phụ nữ có cảm giác đau đầu hoặc khi bạn không bổ sung đủ nước, thiếu máu. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi hiện tượng sẽ dần biến mất khai thai nhi phát triển hơn.

Khó thờ

Khó thở tuy không phải là 1 dấu hiệu phổ biến báo hiệu mang thai trong giai đoạn đầu, nhưng cũng có một số ít phụ nữ trong 1 – 2 tuần thụ thai sẽ xuất hiện hiện tượng này, đặc biệt là khi mang thai con so.

Cảm giác khó thở - Dấu hiệu mang thai sau 1 tuần
Cảm giác khó thở – Dấu hiệu mang thai sau 1 tuần

Nguyên nhân có thể là do hormone progesterone tăng nhanh hoặc cũng có thể do cơ thể bạn trong giai đoạn này cần nhiều oxy hơn giúp hỗ trợ sự sống của phôi thai.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về 8 dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần mà các chị em nên quan tâm để có thể tự chuẩn đoán rằng mình đã có thai hay chưa. Hy vọng rằng đây sẽ là bài viết hữu ích cho các chị em phụ nữ tham khảo thêm.

Ruby Phạm | Tackexinh.com

>> Từ khóa tìm kiếm: dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày, dấu hiệu có thai tuần đầu tiên webtretho, bieu hien co thai sau 5 ngay quan he, dấu hiệu thụ thai thành công, có kinh sau 1 tuần quan hệ có thai không, bieu hien co thai sau 2 ngay quan he, quan hệ mấy ngày thì biết có bầu, dấu hiệu mang thai sau 7 ngày quan hệ.

[icon name=”share” prefix=”fas”] Xem thêm: 11 dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết mà các mẹ bầu cần ghi nhớ

 

Bài viết Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần các chị em nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/dau-hieu-nhan-biet-co-thai-sau-1-tuan/feed/ 0
11 Dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết mà các mẹ bầu cần ghi nhớ https://tackexinh.com/dau-hieu-sap-sinh/ https://tackexinh.com/dau-hieu-sap-sinh/#respond Fri, 03 Jul 2020 04:43:32 +0000 https://tackexinh.com/?p=1894 Những dấu hiệu sắp sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà các mẹ cần nắm được khi mà thời gian đến ngày vượt cạn đang dần được rút ngắn, đặc biệt điều này càng cần thiết đối với những mẹ sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. […]

Bài viết 11 Dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết mà các mẹ bầu cần ghi nhớ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Những dấu hiệu sắp sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà các mẹ cần nắm được khi mà thời gian đến ngày vượt cạn đang dần được rút ngắn, đặc biệt điều này càng cần thiết đối với những mẹ sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh sớm, chính xác sẽ giúp các mẹ chủ động trong việc đi đến bệnh viện, từ đó giúp thời khắc vượt cạn được thành công và an toàn. Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể tự tin hơn trong thời khắc quyết định quan trọng sắp tới.

11 Dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết 

1. Bụng bầu tụt xuống

Một vài tuần trước khi bé muốn ra ngoài thì bé sẽ dần dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ để sẵn sàng. Với dấu hiệu này thì với các mẹ mang thai lần đầu sẽ dễ dàng nhận biết rõ hơn là đối với những mẹ mang thai lần 2, 3.

dấu hiệu sắp sinh - bụng bầu tụt xuống

Bụng bầu tụt xuống là 1 trong những dấu hiệu sắp sinh – Ảnh: Internet

Việc thai nhi tụt xuống dưới sẽ khiến các mẹ đi lại khó khăn, lạc bạch và lo lắng hơn vì luôn lo sợ bé có thể dớt ra ngoài. Tuy nhiên điều đó chỉ là do mẹ tự tưởng tượng ra mà thôi, các mẹ chỉ cần cố gắng đi lại thật cẩn thận, nhẹ nhàng là được.

2. Dễ thở hơn

Việc bụng bầu của mẹ tụt sẽ xuống khiến các mẹ đi lại khó khăn, nhưng lại đem lại một tin vui đó chính là mẹ sẽ dễ thở hơn. Nguyên nhân là bởi lúc này bé đã không còn đè nên phổi, không còn tạo áp lực nên lồng ngực của mẹ nữa. Bên cạnh đó cũng giúp chứng ợ nóng khi mang thai của mẹ được giảm bớt phần nào.

3. Vỡ ối

Hiện tượng vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ điển hình thường thấy, khi xuất hiện dấu hiệu này thì các mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay, dù rằng có thể một vài tiếng nữa các mẹ mới thực sự lâm bồn.

4. Cơn co thắt mạnh mẽ và liên tục 

Trong vài tuần trước khi sinh thì mẹ sẽ được làm quen với các cơn co chuyển dạ hay còn gọi là cơn co Braxton Hicks. Các mẹ cần biết phân biệt cơn co chuyển dạ thậtcơn co chuyển dạ giả để tránh trường hợp đến bệnh viện không đúng thời điểm.

dấu hiệu sắp sinh - cơn co thắt chuyển dạ

Cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục – Ảnh: Internet

  • Cơn co chuyển dạ giả thường diễn ra trong khoảng 30 giây, lặp lại một cách ngẫu nhiên không theo quy luật và cũng gia tăng độ đau theo thời gian, các mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau hơn nếu thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi
  • Cơn co chuyển dạ thật diễn ra theo một chu kỳ đều, mạnh lên theo thời gian và dù các mẹ có thay đổi tư nào đi chăng nữa thì cơn đau đó cũng sẽ không biến mất cho đến khi mẹ sinh em bé

5. Tiêu chảy

Việc đến cuối thai kỳ khi thai nhi 38 tuần tuổi trở đi nếu mẹ duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học đảm bảo vệ sinh, nhưng không hiểu sao vẫn bị tiêu chảy nhẹ, thì rất có thể đây được coi là dấu hiệu chuyển dạ sớm của mẹ. Lý do là bởi đường ruột của các mẹ đang tự vệ sinh trước cho chính mình để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng sắp tới.

6. Các khớp dãn ra

Từ khi mang thai hormone relaxin giúp các dây chằng của cơ thể mẹ trở lên mềm và dãn hơn nhằm thích ứng với kích thước dần lớn lên trong bụng, vì thế đến cuối thai kỳ điều này sẽ càng dễ nhận biết hơn.

Tuy nhiên các mẹ cũng đừng lo lắng quá bởi nó chỉ là một điều tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu của mẹ mở rộng, linh hoạt hơn khi quá trình chuyển dạ bắt đầu mà thôi

7. Chuột rút

dấu hiệu sắp sinh - chuột rút

Chuột rút cũng là 1 trong những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết – Ảnh: Internet

Dấu hiệu bị chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà các mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Do ở giai đoạn cuối thai kỳ nên mẹ cần di chuyển hết sức cẩn thận, tránh việc duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu

8. Đau lưng

Bên cạnh dấu hiệu chuột rút thì đau lưng, đau hai bên háng của mẹ cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những mẹ lần đầu mang thai, nhiều bà mẹ còn cho biết cảm giác đau lưng này giống như triệu chứng thường gặp trước kỳ kinh nguyệt, khiến các mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu và tức tối.

9. Đi tiểu nhiều hơn

Việc thai nhi tụt xuống khung xương chậu của mẹ giúp mẹ dễ thở hơn, nhưng lại tạo áp lực lớn hơn lên bàng quang của mẹ, khiến mẹ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm trí ở một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng xoắn tiểu

10. Dịch âm đạo thay đổi

Trước khi sinh vài ngày các mẹ có thể thấy dịch âm đạo của mình ra nhiều hơn, đặc hơn và thậm trí là xuất hiện một chút máu hồng. Đây được coi là hiện tượng bong nút nhầy hay còn gọi là máu báo sắp sinh.

Đây là một dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết cho các mẹ, tuy nhiên dù đã có máu báo sắp sinh, nhưng các mẹ cũng đừng vội đến bệnh viện, bởi có nhiều mẹ vài ngày sau mới bắt đầu chuyển dạ. Do đó hãy cố chờ xem có thêm một dấu hiệu sắp sinh nào khác xuất hiện nữa không nhé.

11. Thay đổi thói quen ăn uống

dấu hiệu sắp sinh - thay đổi thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống – Ảnh: Internet

Có thể trước khi sinh các mẹ đang ăn uống rất ngon miệng nhưng khi đến giai đoạn sắp sinh, các mẹ sẽ có cảm giác chán ăn, thậm trí là không muốn ăn. Điều này sẽ vô cùng có hại cho mẹ. Bởi nếu không tuân thủ đúng chế độ ăn uống cho đến ngày lâm bồn thì mẹ sẽ không có đủ sức khỏe để vượt qua quá trình chuyển dạ đầy gian nan đâu. Do đó nếu không muốn ăn nhiều thì mẹ hãy ăn thử mỗi thứ một ít chia thành nhiều bữa nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Như vậy trên đây là tổng hợp 11 dấu hiệu sắp sinh phổ biến và dễ nhận biết nhất mà các mẹ nên chú ý và tham khảo, đặc biệt là đối với các mẹ đang cận kề với giai đoạn cuối của thai kỳ. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cung cấp đến các mẹ bầu.

Ruby Phạm | Tackexinh.com

Bài viết 11 Dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết mà các mẹ bầu cần ghi nhớ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/dau-hieu-sap-sinh/feed/ 0
Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện cho mẹ và bé https://tackexinh.com/chuan-bi-do-di-sinh/ https://tackexinh.com/chuan-bi-do-di-sinh/#respond Sat, 25 Apr 2020 16:47:44 +0000 https://tackexinh.com/?p=1816 Việc chuẩn bị đồ đi sinh ở những tháng thai kỳ cuối cùng là một trong những việc quan trọng mà mỗi sản phụ cần chuẩn bị tốt nhất cho lúc vượt cạn của mình. Thời điểm trở dạ là không thể đoán trước, thường xảy ra đột ngột trước hoặc sau thời gian dự […]

Bài viết Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện cho mẹ và bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Việc chuẩn bị đồ đi sinh ở những tháng thai kỳ cuối cùng là một trong những việc quan trọng mà mỗi sản phụ cần chuẩn bị tốt nhất cho lúc vượt cạn của mình. Thời điểm trở dạ là không thể đoán trước, thường xảy ra đột ngột trước hoặc sau thời gian dự kiến. Do đó việc chuẩn bị đồ đi sinh là điều cần thiết và nên làm từ sớm.

Đặc biệt đối với những sản phụ mang thai lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm sinh đẻ, không biết nên mang theo những đồ dùng gì cho mẹ và bé để tránh trường hợp thiếu đồ dùng dẫn đến bị động trước những trường hợp xảy ra ở bệnh viện. Do đó những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các sản phụ nắm bắt và có thêm kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh một cách đầy đủ, hợp lý nhất nhé

Khi nào nên chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện?

Theo những chia sẻ từ các bác sĩ, bắt đầu từ tuần thứ 35 sản phụ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh và thời gian sinh dự kiến có thể là tuần thứ 39, 40. Nhiều sản phụ sinh trước ngày dự kiến khoảng 2 tuần thậm trí là cả tháng. Do đó thời gian các sản phụ nên chuẩn bị đồ đi sinhtuần thứ 35 là tốt nhất

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

1. Chuẩn bị quần áo

Chuẩn bị quần áo đầy đủ giúp các sản phụ tiết kiệm được thời gian khi còn đang loay hoay với việc sinh nở và chăm sóc bé. Do đó những bộ trang phục mà sản phụ cần đem theo như:

kinh nghiệm Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Danh sách đồ mang đi sinh ở viện cho mẹ – Ảnh: Internet

  • Quần áo bệnh viện: Khi đang trong thời gian ở lại bệnh viện, sản phụ sẽ được phát quần áo của riêng của bệnh viện. Tuy nhiên hãy cứ chuẩn bị thêm khoảng 2 – 3 bộ để phòng trường hợp quần áo bị bẩn nhưng chưa đến giờ thay đồ của bệnh viện. Ngoài ra nên lựa chọn những chiếc áo có nút cài ở phía trước hoặc phom rộng để thuận tiện cho việc bé bú
  • Quần áo mặc khi được xuất viện
  • Khoảng 5 – 6 đôi tất, vì sản phụ thường sẽ cảm thấy lạnh chân khi chuyển dạ hoặc trước sinh, sau sinh
  • Khoảng 6 chiếc áo ngực (Loại dành riêng cho con bú)
  • Khoảng 5 lốc quần lót loại dùng 1 lần
  • Khăn quàng cổ, mũ: Sau khi sinh sản phụ thường phải kiêng gió
  • Một đôi dép đi trong nhà

2. Chuẩn bị những vật dụng vệ sinh

Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ đối với mỗi sản phụ trước và sau khi chuyển dạ là điều rất cần thiết, bởi không những giúp sản phụ cảm thấy thoải mái hơn và còn ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm có thể xảy ra sau sinh. Do đó hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng vệ sinh cần thiết.

  • Chuẩn bị khoảng 3 chiếc khăn tắm
  • 2 – 3 bịch băng vệ sinh loại dành cho bà bầu
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Các loại sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu
  • Kem và bàn chải đánh răng, nước súc miệng
  • Lược chải tóc, dây bộc tóc
  • Khoảng 5 miếng lót chống thấm
  • Giấy vệ sinh, giấy ướt

3. Chuẩn bị các vật dụng yêu thích

Trong quá trình vào viện sinh em bé ngoài những khoảng thời gian chuyển dạ, sinh con… thì sẽ có những lúc phải nằm chờ, nghỉ ngơi hay cần ghi lại những khoảnh khắc quan trọng và ý nghĩa. Do đó bạn cũng cần chuẩn bị thêm những vật dụng yêu thích để giải trí những lúc rảnh dỗi như:

  • Điện thoại di động, pin sạc dự phòng, sạc điện thoại…
  • Một vài quyển sách, truyện, tạp chí mà bạn yêu thích
  • Nên mang theo máy ảnh để chụp hoặc quay video những khoảnh khắc của bé khi trào đời (Nếu điện thoại di động của bạn có chất lượng chụp và quay video đủ tốt thì có thể không cần mang theo máy ảnh)
  • Dụng cụ massage hoặc tinh dầu massage
  • Ngoài ra bạn cũng có thể mang theo một chút bánh kẹo, trái cây yêu thích để ăn những lúc đói

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Chắc hẳn trong khoảng thời gian trước đó bố mẹ đã mua sắm chuẩn bị rất đầy những đồ dùng cho trẻ sơ sinh rồi đúng không. Tuy nhiên việc đem những vật dụng gì và để lại những vật dụng gì khi đang trong thời gian ở lại viện sao cho hợp lý thì sẽ còn nhiều sản phụ phải băn khoăn. Do đó hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.

1. Chuẩn bị trang phụ cho trẻ sơ sinh

Đối với trang phục cho bé yêu các mẹ có thể chuẩn bị những thứ như:

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện cho bé – Ảnh: Internet

  • Quần áo cho trẻ sơ sinh khoảng 5 – 6 bộ
  • Chăn mềm dùng để quấn giữ ấm cho bé
  • Mũ, bao tay, bao chân, khăn cho bé
  • Tã chéo nên chuẩn bị khoảng 15 cái
  • Khăn xô nhỏ khoảng 12 chiếc
  • Gối, mền (1 bộ)

2. Chuẩn bị các đồ dùng cho bé

Đối với những đồ dùng cho bé thì các sản phụ có thể mang theo những vật dụng cần thiết như:

  • Bình sữa khoảng 2 – 3 bình
  • Sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Phích nước nóng để pha sữa cho bé
  • Chậu tắm cho bé
  • Muỗng inox nhỏ, cốc nhỏ, dụng cụ rửa bình sữa
  • Tăm bông, bông gòn, kém chống hăm, nước muối sinh lý

Chồng và người thân cần chuẩn bị đồ đi sinh như nào?

Để việc sinh em bé được mẹ tròn con vuông thì cần có sự quan tâm, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng. Khi vợ sắp sinh người chồng cũng cần lưu ý chuẩn bị trước những điều gợi ý dưới đây như:

Chồng và người thân cần chuẩn bị đồ đi sinh như nào?

Ngoài việc chuẩn bị đồ đi sinh của các mẹ và bé thì các ông chồng, người thân cũng cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết – Ảnh: Internet

  • Tiền mặt: Nên mang theo một khoản tiền khoảng 10 triệu hoặc thẻ ATM trong ví để chi tiêu vào những việc cần thiết
  • Chuẩn bị một ít tiền lẻ để thuận tiện cho việc gửi xe, mua nước… điều cần sẽ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
  • Tâm lý: Khi vợ đang gần với thời gian sinh con, người chồng cần phải giữ tâm lý sẵn sàng đưa vợ đi sinh vào bất cứ thời gian nào. Hãy quan tâm và chia sẻ với vợ trong khoảng thời gian này để người vợ có thể yên tâm cho lần vượt cạn.
  • Điện thoại di động, sạc dự phòng… nhằm đảm bảo giữ liên lạc với mọi người.
  • Một vài bộ quần áo trong trường hợp thời tiết lạnh
  • Cần nhanh nhẹn chủ động trong việc làm thủ tục, đóng viện phí và liên hệ với các bác sĩ

Một số loại giấy tờ tùy thân cần mang theo khi vào viện sinh đẻ

Ngoài việc chuẩn danh sách bị đồ đi sinh cho mẹ và bé và người thân được chia sẻ ở trên thì các sản phụ cũng cần quan tâm đến việc mang theo những loại giấy tờ tùy thân nào cần thiết để tránh việc mát thời gian cho việc làm thủ tục như thủ tục nhập viện, làm giấy chứng sinh cho bé….

loại giấy tờ tùy thân cần mang theo khi vào viện sinh đẻ

Những giấy tờ tùy thân cần chuẩn bị khi vào viện sinh đẻ – Ảnh: Internet

  • Chứng minh nhân dân của cả vợ và chồng
  • Bản sao giấy hộ khẩu
  • Thẻ bảo hiểm y tế

Ngoài ra sản phụ cũng cần mang theo các loại giấy tờ xét nghiệm, siêu âm gần nhất, sổ khám thai… Việc mang những giấy tờ trên sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi và đưa ra những phương án thích hợp cho việc sinh nở diễn ra một cách tốt nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các mốc khám thai quan trọng

Một vài lưu ý khác cho việc chuẩn bị đồ đi sinh

Ngoài những gợi ý chuẩn bị đồ đi sinh kể trên các mẹ cũng cần quan tâm và theo dõi tình hình thời tiết trong tuần, tháng để có thể sắp xếp và thay đổi các vật dụng mang theo sao cho phù hợp nhất. Ví dụ như:

  • Chuẩn bị đồ đi sinh mùa hè, mùa thu: Thì nên ưu tiên những trang phục, quần áo nhẹ nhàng, thoải mãi và rộng một chút…
  • Chuẩn bị đồ đi sinh mùa đông: Thì nên ưu tiên những bộ trang phục, quần áo có khả năng giữ ấm tốt cho cả mẹ và bé, mũ, bao tay, bao chân, chăn ủ dành cho mù đông…

Ngoài ra các mẹ cũng cần tìm hiểu trước về bệnh viện mà mình sẽ sinh đẻ ở đó như những dịch vụ mà bệnh viện cung cấp nhằm tránh việc mang quá nhiều đồ dư thừa vào bệnh viện.

lưu ý khác cho việc chuẩn bị đồ đi sinh

Những lưu ý khi chuẩn bị đồ đi sinh mùa thu, đông, hè, các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó các loại trang phục, quần áo của mẹ và bé cần được giặt sạch, phơi khô ráo trước khi mang vào viện. Ngoài ra cần lên kế hoạch bàn bạc với chồng, người thân trong gia đình rằng ai sẽ là người đưa đi viện khi, phương tiện đi lại là gì…

Như vậy trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh ở viện cần thiết và hợp lý cho các sản phụ cần tham khảo. Từ đó giúp các mẹ có thể chủ động hơn và thuận tiện nhất cho lần vượt cạn quan trọng. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích đối với các mẹ đặc biệt là với những mẹ sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bài viết hữu ích hãy note lại và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé. Chúc chị me phụ nữ có thể mẹ tròn con vuông!

Ruby Phạm | Tackexinh.com

Bài viết Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện cho mẹ và bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/chuan-bi-do-di-sinh/feed/ 0
Thai giáo là gì? 5 Phương pháp thai giáo cho bé ngay từ trong bụng mẹ https://tackexinh.com/thai-giao-la-gi/ https://tackexinh.com/thai-giao-la-gi/#respond Tue, 07 Apr 2020 22:48:35 +0000 https://tackexinh.com/?p=1701 Ngày nay khi mà xã hội, khoa học phát triển vấn đề mang thai không chỉ dừng lại ở những việc như chăm sóc sức khỏe cho người mẹ, khám thai định kỳ… mà còn phải quan tâm đến sự phát triển thể lực và trí lực cho thai nhi. Do đó việc áp dụng […]

Bài viết Thai giáo là gì? 5 Phương pháp thai giáo cho bé ngay từ trong bụng mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Ngày nay khi mà xã hội, khoa học phát triển vấn đề mang thai không chỉ dừng lại ở những việc như chăm sóc sức khỏe cho người mẹ, khám thai định kỳ… mà còn phải quan tâm đến sự phát triển thể lực và trí lực cho thai nhi. Do đó việc áp dụng phương pháp thai giáo ngay từ trong bụng mẹ là điều cần thiết, điều này sẽ giúp bé yêu sớm hình thành nhịp sinh học, nhanh nhẹn và làm quen với cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên phương pháp thai giáo vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với bố mẹ tại Việt Nam, điều này dẫn đến việc không ít trường hợp hiểu sai về thai giáo dẫn đến phản tác dụng khi thực hiện. Vậy Thai giáo là gì? Có những phương pháp thai giáo nào tốt mà các mẹ nên áp dụng… Hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu thông qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

Thai giáo là gì?

Thai giáo được hiểu là phương pháp dạy con từ khi còn trong bụng mẹ mang lại nhiều kết quả tích cực. Việc bố mẹ áp dụng phương pháp thai giúp tác động đến thai nhi thông qua 5 giác quan như: Mắt, mũi, tai, miệng, cảm xúc. Từ đó mà giúp cho các bé có thể nhanh chóng hình thành nhịp sinh học, nhanh nhẹn và làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ một cách tốt hơn.

tìm hiểu về thai giáo là gì

Thái giáo là gì? – Ảnh: Internet

Các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn nói cho các bé biết được rằng bạn thương con, yêu con và vô cùng hạnh phúc khi có con. Bên cạnh đó khi các bé được thai giáo đúng cách sẽ giúp gắn kết tình yêu thương giữ bố mẹ và con yêu tư sớm. Đồng thời là các chỉ số IQ, EQ của bé cũng được phát triển một cách tốt nhất.

5 Phương pháp thai giáo hiệu quả

Như đã chia sẻ ở trên để có thể đạt được hiệu quả tích cực từ việc áp dụng thai giáo cho bé, các mẹ không những phải hiểu đúng về thai giáo là gì cũng như áp dụng thai giáo đúng cách mang lại hiệu quả tốt đẹp cho bé yêu. Dưới đây sẽ là những chia sẻ về các phương pháp thai giáo đúng cách mà các mẹ có thể áp dụng cho bé.

Phương pháp thai giáo qua tiếp xúc, tương tác qua da

Bắt đầu từ tuần thứ 8 trở đi thai nhi bắt đầu có những cảm nhận những thứ tồn tại xung quanh bé nhờ vào xúc giác bắt đầu được phát triển. Do đó các mẹ nên bắt đầu có những hoạt động kích thích xúc giác của bé thông qua các đầu ngón tay bằng cách xoa, massage nhẹ nhàng thành bụng, để bé có thể cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

Phương pháp thai giáo qua tiếp xúc, tương tác qua da

Phương pháp thai giáo quan tiếp xúc (xúc giác) – Ảnh: Internet

Những hoạt động tương tác này của mẹ nên được diễn ra định kỳ khoảng 3 lần/ ngày và mỗi lần từ 5 – 10 phút.

Lưu ý: 

  • Với những trường hợp thai được 29 tuần tuổi, các mẹ nên hạn chế việc vuốt ve nhằm tránh hoạt động kích thích co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non
  • Đối với các mẹ thường có những cơn co thắt tử cung trong 2 kỳ tam cá nguyệt cuối hoặc từng bị sảy thai, có tiền sử xuất huyết trước sinh… thì không nên áp dụng phương pháp này.

Phương pháp thai giáo dùng âm thanh

Theo các bác sĩ ở tuần thứ 16 thai nhi bắt đầu có những phản ứng với âm thanh và từ tuần 24- 25 hệ thống truyền âm thanh của tai mới được hoàn chỉnh. Do đó trong khoảng thời gian này trở đi các mẹ nên có những hoạt động nhằm kích thích thính giác của bé như:

Phương pháp thai giáo dùng âm thanh

Phương pháp thai giáo dùng âm thanh – Ảnh: Internet

  • Nói chuyện, kể chuyện cho bé: Các bé sẽ được nghe chính giọng nói thân thương từ bố hoặc mẹ kể về những câu chuyện hay hoặc đơn giản là những lời thủ thỉ hàng ngày. Điều này sẽ giúp tạo một cảm giác quen thuộc, ấm áp cho bé, từ đó giúp siết chặt tình yêu thương giữa bố mẹ và thai nhi.
  • Cho bé nghe nhạc thai giáo: Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giai điệu du dương, êm ái sẽ có tác động tích cực đến trí thông minh của bé từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó mỗi ngày các mẹ nên cho bé nghe nhạc từ 1 – 3 lần vào những sáng – chiều – tối và mỗi lần khoảng 10 phút.

Phương pháp thai giáo tâm lý

Phương pháp này có nghĩa là trong quá trình mang thai các mẹ cần giữ cho tinh thần của mình thật thoải mái và thư giãn tránh những áp lực, buồn bực cho mình. Thông qua đó sẽ tạo một môi trường tốt cho bé giúp tình thần của bé cùng tốt theo.

Đối với phương pháp thai giáo tâm lý sẽ không có cách làm cụ thể bởi nó phụ thuộc vào tính cách, hoàn cảnh của mỗi người mẹ. Do đó để các mẹ bầu tự thư giãn, thoải mái là đạt kết quả. Ngoài ra mỗi khi tức giận, buồn bực các mẹ có thể thứ cách đếm số chận rãi hoặc nghe nhạc không lời để thoải máu hơn.

Phương pháp thai giáo dinh dưỡng

Bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ đến tuần thứ 16 bé cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi được hình thành hoàn toàn, lúc này bé có thể cảm nhận được các mùi vị khác nhau. Do đó việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt và khoa học sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển củ bé.

Phương pháp thai giáo dinh dưỡng

Phương pháp thai giáo dinh dưỡng – Ảnh: Internet

Các mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời không nên kiêng quá mức. Tránh việc ăn quá no mà nên chia nhỏ thành những bữa khác nhau trong ngày

Phương pháp thai giáo tiếp xúc với ánh sáng

Thị giác được coi là một trong những giác quan hình thành muộn nhất. Bắt đầu từ tuần thứ 28 thai nhi mới có khả năng cảm thụ ánh sáng. Các mẹ bầu có thể thai giáo cho con thông qua trò chơi bật tắt bóng đèn giúp tạo phản xạ nhìn theo ánh sáng của bé.

Các mẹ hãy lựa chọn một chỗ ngoài thật thoải mái, sau đó dùng đèn di chuyển dọc theo bụng. Các mẹ lưu ý khi di đèn cần thật chậm và nhẹ nhàng đồng thời quan sát phản xạ của bé. Ngoài ra các mẹ có thể vừa di đèn vừa trò chuyện, tâm sự với bé.

Lưu ý:

  • Các mẹ không nên sử dụng đèn có ánh sáng quá mạnh
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Khoảng thời gian thai giáo bằng ánh sáng không nên quá dài chỉ khoảng 5 phút

Lợi ích của thai giáo là gì đối với mẹ và bé

Việc áp dụng những phương pháp thai giáo đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như:

  • Xây dựng gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và bé, giúp gia đình gắn bó với nhau ngày từ khi bé còn trong bụng mẹ
  • Kích thích sự phát triển của các tế bào não từ đó giúp tăng cường trí não của bé
  • Kích thích sự phát triển của 5 giác quan: Thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác.
  • Tạo dựng thói quen cũng như mối liên kết sớm của bé đối với thế giới bên ngoài.
  • Áp dụng thai giáo cũng sẽ giúp cho các mẹ bầu lấy lại được sự cân bằng khi mang thai, đồng thời cảm thấy được thư giãn, thoải mái hơn khi đồng hành cùng với sự phát triển của thai nhi
  • Thai giáo cũng sẽ giúp người cha có nhiều cơ hội gắn kết với bé hơn ngày từ khi còn trong bụng mẹ.

Một số cuốn sách thai giáo hay mà các mẹ bầu nên biết

Để các mẹ có thêm nguồn thông tin về thai giáo để tham khảo, chúng tôi xin được tổng hợp và chia sẻ tới các mẹ một số cuốn sách thai giáo hay và hữu ích nhất như:

  1. Thai giáo theo chuyên gia – 280 ngày – Mỗi ngày đọc 1 trang
  2. Phương pháp giáo dục con của người Do Thái – Trần Hân
  3. Thai giáo – Dạy con từ trong bụng mẹ
  4. Thai giáo diệu kỳ theo phương pháp Shichida
  5. Đếm ngược tới ngày gặp con yêu

Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ giúp các mẹ có thể hiểu hơn về thai giáo là gì? Cũng như các phương pháp thai giáo đúng cách, hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích để các mẹ có thể tham khảo. Chúc các mẹ bầu cùng bé có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc.

Ruby Phạm | Tackexinh.com

>>> Từ khóa liên quan: Học thai giáo miễn phí, nhạc thai giáo, hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu, khóa học thai giáo online, thai giáo có thực sự tốt, thai giáo bằng toàn học, phương pháp thai giáo taegyo

Bài viết Thai giáo là gì? 5 Phương pháp thai giáo cho bé ngay từ trong bụng mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/thai-giao-la-gi/feed/ 0
Các mốc khám thai quan trọng nhất mà các mẹ cần ghi nhớ https://tackexinh.com/cac-moc-kham-thai-quan-trong-nhat/ https://tackexinh.com/cac-moc-kham-thai-quan-trong-nhat/#respond Mon, 06 Apr 2020 18:36:34 +0000 https://tackexinh.com/?p=1674 Các mốc khám thai quan trọng hay lịch khám thai định kỳ là một trong những vấn đề mà bất cứ thai phụ nào cũng cần quan tâm và nắm rõ, điều này sẽ giúp cho việc theo dõi sát sao quá trình hình thành và phát triển thai nhi trong từng giai đoạn tốt […]

Bài viết Các mốc khám thai quan trọng nhất mà các mẹ cần ghi nhớ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Các mốc khám thai quan trọng hay lịch khám thai định kỳ là một trong những vấn đề mà bất cứ thai phụ nào cũng cần quan tâm và nắm rõ, điều này sẽ giúp cho việc theo dõi sát sao quá trình hình thành và phát triển thai nhi trong từng giai đoạn tốt hơn. Từ đó có những phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời. Nếu như bạn vẫn chưa nắm rõ các mốc khám thai quan trọng thì trong bài viết này hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong suốt quá trình mang thai việc đi khám thai định lỳ là một trong những điều vô cùng quan trọng mà mỗi thai phụ cần phải thực hiện, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, đồng thời thông qua việc khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, nhanh chóng phát hiện những nguy cơ xấu có thể xảy ra trong thai kỳ, từ đó đưa ra phương án giải quyết kịp thời và sớm nhất.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ là gì? – Ảnh: Internet

Thông qua việc khám thai định kỳ các thai phụ cũng sẽ được bác sĩ tư vấn về các chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện… sao cho tốt nhất, cũng như đưa ra những khuyến cáo không nên làm hoặc hạn chế làm trong suốt quá trình mang thai.

Ngoài ra cũng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những thai phụ khi tuân thủ thực hiện việc khám thai định kỳ đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những thai phụ không thực hiện khám thai định kỳ. Bên cạnh nguy cơ tử vong ở thai nhi thì tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra nhẹ cân hơn đối với thai phụ không đi khám thai định kỳ cũng sẽ cao hơn thai phụ đi khám thai thường xuyên.

Các mốc khám thai quan trọng nhất

Theo những tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa thì trong mỗi thai kỳ, các bà mẹ cần phải kiểm tra và thăm khám ít nhất 3 lần vào các thời điểm đó là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên để có thể theo dõi được một cách chi tiết và chính xác nhất thì một thai kỳ sẽ cần kiểm tra và thăm khám 7 lần. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi thai phụ mà các bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai định kỳ riêng.

Mốc khám thai lần đầu tiên – Từ tuần 5 – 6

Đây được coi là mốc khám thai quan trọng nhằm xác định được rằng liệu bạn có đang thực sự mang thai hay không cũng như xác định được vị trí làm tổ của phôi thai. Ở mốc khám thai đầu tiên thường không cố định bởi không phải ai cũng sớm phát triển hiện được mình đang mang thai. Do đó ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai như: buồn nôn, trễ kinh, chóng mặt, mệt mỏi, ra máu báo thai… thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

mốc khám thai quan trọng lần đầu tiên

Mốc khám thai quan trọng lần đầu tiên – Ảnh: Internet

Đối với lần khám thai đầu tiên khi đi khám thai phụ sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện những đánh sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao nhằm tính toán chỉ số BMI của cơ thể từ đó đưa ra kết quả rằng bạn có đang bị thừa cân, béo phì hay là không. Trong trường hợp thai phụ bị thừa cân, béo phì thì sẽ đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn nhằm kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế những biến chứng cho thai nhi.
  • Tiến hành đo huyết áp: Các bác sĩ sẽ đo huyết áp của thai phụ để xem thai phụ có bị huyết áp cao hay không, cũng như có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.
  • Thử nước tiểu: Giúp kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) nhằm xác định chắc chắn là có thai cũng như biết được phôi thai đang phát triển một cách bình thường.
  • Tiến hành siêu âm để kiểm tra vị trí của phôi thai, tuổi thai nhằm phát triển những dấu hiệu bất thường ví dụ như: Thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của bé
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem thai phụ có đang mắc một số bệnh như: Viêm gan B, Bệnh giang mai, HIV/AIDS, Bệnh sởi, bệnh thủy đậu…

Sau khi thực hiện những xét nghiệm, đánh giá ở trên tại mốc khám thai lần đầu tiên này các thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn về: Chế độ dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai, tư vấn các vấn đề sàng lọc trước sinh, cần uống bổ sung một số loại thuốc nhằm ngăn ngừa dị tật ở thai nhi, tư vấn tập luyện hàng, cảnh báo những thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi….

Mốc khám thai thứ 2 – Tuần thứ 7 – 8 

Đây là mốc khám thai thường được các bác sĩ chỉ định ngay sau lần khám thai đầu tiên. Ở lần khám thai này sẽ giúp thai phụ nghe được tim thai cũng như chiều dài của phôi thai, từ đó đánh giá được thai nhi có đang phát triển một cách bình thường tương xứng với tuổi thai hay không.

Mốc khám thai thứ 2 - Tuần thứ 7 - 8 

Mốc khám thai quan trọng thứ 2 – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó ở mốc khám thai này các thai phụ cũng sẽ được xét nghiệm, thăm khám giống như lần khám thai thứ 1 như: Thử nước tiểu, kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử máu, siêu âm nhằm đánh giá chính xác tình trạng phát triển của thai nhi hiện tại.

Mốc khám thai thứ 3 – Tuần thai thứ 12

Tại mốc khám thai này các thai phụ sẽ được khám sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy, cũng như thực hiện các xét nghiệm double test, từ đó các bác sĩ sẽ đánh giá được thai nhi có đang bị mắc các dị tật hay không.

Một số dị tật có thể phát hiện ở mốc khám thai thứ 3 (tuần 12) này như: Dị dạng tim, bệnh down, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành… Bên cạnh đó ở lần khám thai này các bác sĩ cũng có thể chuẩn đoán được một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm. Đối với trường hợp các chỉ số này quá cao bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối tuần 17 – 18 nhằm chuẩn đoán ra bệnh.

Mốc khám thai thứ 3 - Tuần thai thứ 12

Lịch khám thai định kỳ thứ 3 – Ảnh: Internet

Mốc khám thai lần 3 (tuần 12) này sẽ giúp các thai phụ có thể biết được sự hình thành cột sống, các chi, cũng như những bộ phận cơ thể khác. Đồng thời đo độ mờ da gáy của thai nhi, theo thống kê độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%, độ mờ da gáy lớn hơn hoặc bằng 6,5mm thì thai nhi sẽ có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%

Mốc khám thai thứ 4 – Tuần thứ 16

Mốc khám thai thứ 4 diễn ra vào tuần thứ 16, ở thời gian này các thai phụ sẽ biết được giới tính của thai nhi là gì, đồng thời cũng giống như những mốc khám thai trước ngoài những xét nghiệm cơ bản như đo huyết áp, cân nặng, thử máu, thử nước tiểu, siêu âm theo dõi sức khỏe của thai nhi và mẹ… các thai phụ sẽ được xét nghiệm Triple test nhằm chuẩn đoán nguy cơ bệnh down, dị dạng nhiễm sắc thể ở nhai nhi.

Mốc khám thai thứ 5 – Tuần thứ 22

Tuần thứ 22 cũng được coi là một trong những mốc khám thai quan trọng mà các thai phụ cần lưu ý. Ở mốc khám thai này các bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường ở bên ngoài của thai nhi như: Dị dạng ở các cơ quan, sứt môi, những khác thường ở hệ xương, tim… của thai nhi. Kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Mốc khám thai thứ 5 - Tuần thứ 22

Mốc khám thai tuần thứ 5 – Ảnh: Internet

Ngoài ra ở mốc khám thai này nếu thai phu chưa tiêm phòng uốn ván lần nào thì sẽ được thực hiện tiêm phòng (mũi thứ 2 sẽ cách sau đó 1 tháng).

Mốc khám thai thứ 6 – Tuần 32

Tại tuần thứ 32 là mốc khám thai mà người ta gọi là thời điểm sàng lọc trước sinh. Điều này có nghĩa là tại lần khám thai này các bác sĩ sẽ phát hiện sớm được các vấn đề dị tật, động mạch của thai nhi.

Bên cạnh đó sẽ xác định được ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng của bé và khung xương chậu của mẹ. Từ đó giúp các bác sĩ có thể chuẩn đoán được những nguy cơ có thể xảy ra trong ngày sinh nở, chuẩn bị những phương án dự phòng cho thai phụ. Việc kiểm tra lượng nước ối, bánh nhau xem có gì bất thường không cũng sẽ được thực hiện trong lần khám thai này.

Mốc khám thai thứ 7 – Tuần thứ 36

Đây có thể coi là một trong các mốc khám thai quan trong cuối cùng mà các thai phụ cần lưu tâm. Trong lần khám thai cuối cùng này ngoài việc thức hiện thăm khám thường quy như xét nghiệm, thử máu, kiểm tra cân nặng, đo huyết áp… bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 4D, siêu âm màu để có thể theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch tử cung, động mạch não, dây rốn, nước ối…

Mốc khám thai thứ 7 - Tuần thứ 36

Mốc khám thai quan trọng thứ 7 lần cuối – Ảnh: Internet

Đặc biệt ở lần khám thai này bác sĩ sẽ đưa ra dự đoán rằng thai phụ có thể sinh thường hay phải sinh mổ đẻ, đồng thời các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để có thể kịp thời nhập viện trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý: Các mốc khám thai định kỳ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, giúp các thai phụ có thể nắm được tổng quan về lịch khám thai định kỳ bao gồm những mốc nào, thăm khám bao gồm những gì… Đối với từng thai phụ dựa vào tình trạng sức khỏe, kết quả xét nghiệm, mà bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai cụ thể và phù hợp nhất.

Những kinh nghiệm khi đi khám thai định kỳ

Bên cạnh việc nắm được các mốc khám thai quan trọng thì mỗi thai phụ cũng cần tham khảo một số kinh nghiệm khám thai trước như:

  • Nên chuẩn sẵn các câu hỏi, thắc mắc có liên quan đến vấn đề mang thai đặc biệt là đối với những thai phụ mang thai lần đầu.
  • Cần tổng hợp lại các thông tin cá nhân một cách đầy đủ, chi tiết như: Thời gian bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt vào lần gần nhất, tiểu sử bệnh của người thân…
  • Cần tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa
  • Cần uống nhiều nước, đồng thời không nên đi tiểu trước khi đi khám thai
  • Không nên ăn sáng trước khi đi siêu âm và làm xét nghiệm

Khám thai định kỳ ở đâu tốt nhất

Như đã nói qua ở trên về kinh nghiệm đi khám thai định kỳ, đó là cần lựa chọn những địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng. Do đó để thai phụ có thể dễ dàng tìm hiểu thì dưới đây sẽ là một số địa chỉ khám thai định kỳ tốt nhất mà chúng tôi tổng hợp lại.

Khám thai định kỳ ở đâu tốt nhất

Khám thai định kỳ ở đâu tốt nhất – Ảnh: Internet

  • Khám thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội – (Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội)
  • Khám thai tại bệnh viện phụ sản Trung Ương – (Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Khám thai tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – (Địa chỉ: 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội)
  • Khám thai tại bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec – (Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Khám thai tại bệnh viện Bạch Mai – (Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)
  • Khám thai tại bệnh viện Phụ sản Quốc Tế Sài Gòn – (Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh)
  • Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng – (Địa chỉ:  402 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ giúp các thai phụ có thể nắm được các mốc khám thai quan trọng hay lịch khám thai định kỳ, cũng như một số kinh nghiệm khám thai định kỳ mà bạn nên biết. Hy vọng rằng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích cho các mẹ bầu đặc biệt là đối với các mẹ mang thai lần đâu chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức mang thai.

Ruby Phạm | Làm mẹ | Tackexinh.com

Bài viết Các mốc khám thai quan trọng nhất mà các mẹ cần ghi nhớ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/cac-moc-kham-thai-quan-trong-nhat/feed/ 0
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 chính xác nhất https://tackexinh.com/bang-can-nang-thai-nhi/ https://tackexinh.com/bang-can-nang-thai-nhi/#comments Fri, 03 Apr 2020 07:51:35 +0000 https://tackexinh.com/?p=1646 Tham khảo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 của WHO giúp các mẹ bầu có thể nắm bắt được tổng quan về sự phát triển của bé khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Nhờ vậy sẽ giúp các mẹ có thể biết để thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng […]

Bài viết Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 chính xác nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Tham khảo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 của WHO giúp các mẹ bầu có thể nắm bắt được tổng quan về sự phát triển của bé khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Nhờ vậy sẽ giúp các mẹ có thể biết để thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện sao cho phù hợp.

Một trong những vấn đề mà các bà mẹ cần quan tâm đó là theo dõi sự phát triển của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ, việc theo dõi đánh giá này sẽ giúp mẹ có thể đưa ra những thay đổi về chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện một cách phù hợp nhất.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 là một trong những căn cứ để các bà mẹ có thể đối chiếu và tham khảo, đưa ra những đánh giá về sự phát triển của thai nhi. Mỗi một bé sẽ có sự phát triển khác nhau, do đó dựa vào đây các mẹ có thể nắm bắt được bé có đang phát triển tốt, đúng tiêu chuẩn, có thừa hoặc thiếu cân không và từ đó có những phương pháp điều chỉnh phù hợp để thai nhi có thể phát triển một cách ổn định.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 của WHO

Dưới đây sẽ là bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi từ tổ chức Y Tế thế giới (WHO). Các mẹ có thể so sánh kết quả từ các chỉ số siêu âm và cần nặng thai nhi trong bảng dưới đây để xác định tổng quan thai nhi có đang phát triển một cách bình thường và ổn định không.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế theo tuần

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế theo tuần – Ảnh: Internet

Lưu ý:

  • Trong khoảng thời gian từ tuần 1 – tuần 7 do thai đang ở trong quá trình thụ thai, hình thành phôi thai nên cân nặng và chiều dài của thai nhi chỉ có thể xác định từ tuần 8
  • Thai nhi sẽ được do theo chiều ngang của bé
  • Khoảng thời gian từ tuần 8 – tuần 19 thai sẽ được đo từ phần đầu đến phần mông của bé
  • Khoảng thời gian từ tuần 20 – tuần 42 thai sẽ được đo từ phần đầu đến phần gót chân của bé.
  • Bắt đầu từ tuần 32 bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng cả về cân nặng và chiều cao
  • Tuần 12, 20, 32 là những tuần thai được coi là có thể xác định được cân nặng thai nhi chuẩn nhất

Tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế (WHO):

Tuổi Thai Nhi Cân nặng (gam) Chiều cao (cm)
Tuần 8 1g 1,6cm
Tuần 9 2g 2,3cm
Tuần 10 4g 3,1cm
Tuần 11 7g 4.1cm
Tuần 12 14g 5,4cm
Tuần 13 23g 7,4cm
Tuần 14 4,3g 8,7cm
Tuần 15 70g 10,1cm
Tuần 16 100g 11,6cm
Tuần 17 140g 13cm
Tuần 18 190g 14,2cm
Tuần 19 240g 15,3cm
Tuần 20 300g 25,6cm
Tuần 21 360g 27,7cm
Tuần 22 430g 27,8cm
Tuần 23 500g 28,9cm
Tuần 24 600g 30cm
Tuần 25 660g 34,6cm
Tuần 26 760g 35,6cm
Tuần 27 875g 36,6cm
Tuần 28 1kg 37,6cm
Tuần 29 1,1kg 38,6cm
Tuần 30 1,3kg 39,9cm
Tuần 31 1,5kg 41,1cm
Tuần 32 1,7kg 42,4cm
Tuần 33 1,9kg 43,7cm
Tuần 34 2,1g 45cm
Tuần 35 2,4kg 46,2cm
Tuần 36 2,6kg 47,4cm
Tuần 37 2,9kg 48,6cm
Tuần 38 3kg 49,8cm
Tuần 39 3,3kg 50,7cm
Tuần 40 3,5kg 51,2cm
Tuần 41 3,6kg 51,5cm
Tuần 42 3,7kg 51,7cm

So sánh kích thước tương đương của thai nhi theo tuần

Đối với nhiều mẹ việc dựa theo các chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 khá khó hình dung được rằng các bé đang lớn và kích cỡ ra sao? Và nhằm giúp các mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc hình dung và theo dõi sự phát triển của bé tốt hơn thì dưới đây sẽ là bảng so sánh kích thước tương đương của thai nhi với các loại trái cây:

So sánh kích thước tương đương của thai nhi theo tuần

Kích thước bé yêu qua các tuần thai – Ảnh: Tackexinh.com

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi 

Sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi ở trong suốt thai kì, các yếu tố đó có thể xuất phát từ chủ quan và khách quan.

#1. Yếu tố ảnh hưởng từ di truyền

Điều này có nghĩa rằng cân nặng thai nhi có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của bố mẹ. Mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau. Cụ thể nếu trong trường hợp bố mẹ hay bố/ mẹ là người Châu Âu thì thai nhi sẽ có cân nặng, chiều cao lớn hơn so với các chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi chuẩn.

#2. Yếu tố từ số lượng thai

yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi - số lượng thai

Số lượng thai nhi là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi – Ảnh: Internet

Trong trường hợp các mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng thai nhi sẽ thường thấp hơn so với đơn thai hay nói cách khác là thấp hơn so với các chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi chuẩn.

#3. Yếu tố từ tình trạng sức khỏe của mẹ

Với những trường hợp khi mẹ mắc một số bệnh như huyết áp, trầm cảm, sử dụng chất kích thích thì thai nhi sẽ nhẹ cân và kém phát triển. Với những trường hợp mẹ bị béo phì hoặc bị tiểu đường thai nhi sẽ có xu hướng lớn và nặng cân hơn so với bình thường.

#4. Thứ tự sinh con

Đây cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi mà các mẹ cần biết. Trong thực tế con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên trong trường hợp khoảng cách thời gian sinh các bé quá ngắn thì thông thường sẽ có xu hướng ngược lại tức là con đầu sẽ nặng hơn con thứ.

#5. Yếu tố từ chế độ sinh hoạt của mẹ

Chế độ sinh hoạt của mẹ là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi. Cụ thể nếu mẹ có chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện đúng cách thì con sẽ thường nặng cân cũng như phát triển ổn định.

yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi - chế độ sinh hoạt của mẹ

Chế độ sinh hoạt của mẹ là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi – Ảnh: Internet

Ngược lại nếu với chế độ sinh hoạt không khoa học, cung cấp thiếu chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, sử dụng các loại chất kích thích thì con sẽ thường nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Thai nhi thừa cân – thiếu cân có làm sao không?

Theo các bác sĩ việc thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân vượt mức giới hạn thì có thể gây ra những hưởng ảnh không hề tốt đối với cả mẹ và bé.

Khi thai nhi thừa cân có sao không?

Việc thai nhi thừa cân quá mức có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé như:

  • Đối với mẹ: 

Việc thừa cân ở thai nhi sẽ gây tình trạng khó sinh nở cho các thai phụ. Thậm trí nhiều trường hợp có thể gây tổn thương đường sinh dục, vỡ tử cung cho thai phụ trong quá trình chuyển dạ.

  • Đối với thai nhi:

Khi thai nhi thừa cân có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: suy tuần hoàn, suy tim, suy hô hấp, hạ thân nhiệt… Ngoài sau sinh nếu mẹ không có những điều chỉnh về dinh dưỡng một cách khoa học có thể dẫn đến việc trẻ bị béo phì.

Khi thai nhi thiếu cân có sao không?

Việc thai nhi thiếu cân cũng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé như:

  • Đối với mẹ:

Như đã chia sẻ ở trên việc thai nhi bị thiếu cân vượt mức giới hạn là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như chế độ sinh hoạt, bổ sung các chất dinh dưỡng chưa được khoa học và phù hợp

  • Đối với thai nhi:

Khi thai nhi bị thiếu cân ngay từ khi trào đời có thể đối mặt với một số căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu, ngạt… Ngoài ra gần đây có một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu cân khi sinh ta thường có chỉ số thông minh IQ, chỉ số phối hợp, vận động thấp hơn so với những trẻ sinh ra đầy đủ cân nặng.

Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng như nào đến sức khỏe thai nhi

Trong quá trình mang thai cân nặng của mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến việc dễ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, khả năng sinh nở khó dẫn đến phải mổ… Với những trường hợp ngược lại khi mẹ tăng cân quá ít sẽ dẫn đến việc nguy cơ sinh non cao, trẻ khi sinh ra bị suy dinh dưỡng.

Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng như nào đến sức khỏe thai nhi

Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng như nào đến thai nhi – Ảnh: Internet

Theo các bác sỹ khi mang thai thông thường các mẹ sẽ từ 10 – 12 kg, trường hợp mang song thai hay đa thai sẽ giao động từ 16 – 20kg. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu các mẹ sẽ tăng từ 1 – 2,5kg và bắt đầu từ tuần 14 – tuần 28 thì trung bình mỗi tuần sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Những lời khuyên cho các mẹ để con tăng cân đúng tiêu chuẩn và ổn định nhất

Một số lời khuyên cho các mẹ để giúp thai nhi có thể tăng cân theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi như:

lời khuyên cho các mẹ để con tăng cân đúng tiêu chuẩn

Bẹ bầu cần làm gì để thai nhi tăng cân đúng tiêu chuẩn – Ảnh: Internet

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Canxi, sắt, omega 3, chất đạm, vitamin, axit folic…
  • Không sử dụng các thứ có chứa chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cafein, đồ uống có ga…
  • Cần thường xuyên đi khám thai định kỳ nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý mà mẹ hoặc thai nhi có thể mắc phải.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Tránh tình trạng stress trong quá trình mang thai
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp khoa học như: Không nên thức khuya, học tập làm việc quá sức. Thường xuyên đi bộ, tập yoga mỗi ngày.
  • Tham gia các lớp tiền sản

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiều cao cân nặng chuẩn của nữ

Như vậy bài viết trên đây đã vừa chia sẻ tới các mẹ bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 theo tuần chính xác nhất, từ đó giúp các mẹ có thể dựa theo và đánh giá được các bé có đang phát triển một cách bình thường và ổn định hay không. Đồng thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp và tốt nhất trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện hàng ngày. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin kiến thức hữu ích cho các chị em phụ nữ đang sắp làm mẹ đặc biệt là lần đầu mang thai.

Ruby Phạm | Tackexinh.com

Bài viết Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2021 chính xác nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/bang-can-nang-thai-nhi/feed/ 4