Chế độ ăn uống và đầy đủ chất dinh dưỡng là một điều quan trọng đối với con người chúng ta. Đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa luôn là vấn đề đặt nên hàng đầu kể cả lúc mang thai hay sau sinh. Để cho con mình một sức khoẻ và sự phát triển toàn diện thì một chế độ ăn hợp lý là một điều cần thiết và không thể bỏ qua. Nhưng có một số điều mà các bà mẹ thắc mắc không biết có tốt hay không? Đó là, Sau khi sinh ăn mì tôm được không? Có bị mất sữa không? Sau đây hãy cùng tackexinh.com đi điểm lại những cái tốt và không tốt của mì tôm nha!
Mì tôm là một món ăn nhanh và tiện lợi đối với mỗi chúng ta. Người bình thường thi thoảng ăn thì không có vấn đề gì. Nhưng Sau khi sinh ăn mì tôm được không? Những tác hại của mì tôm đối với mẹ bỉm là gì?
Sau khi sinh ăn mì tôm được không?
Câu trả lời là không. Vì trong mì tôm chứa các chất bảo quản chống ẩm mốc, mối mọt,… Do đó, sau khi sinh không nên ăn mì tôm. Thông qua các bài viết về mì tôm thì dường như ai cũng nói tốt về mì tôm mà không ai nói về tác hại của chúng đặc biệt là đối với một người như mẹ bầu là cần một chế độ ăn uống phải thật phù hợp và quan trọng.
Chất dinh dưỡng chính trong mì tôm
Thành phần của mì tôm chủ yếu là bột mì, chất bột đường, protein và chất béo. Theo các nghiên cứu và các thống kê, trong một gói mì với Chất béo: 24.4gr. Carbs: 89.4gr. Protein: 15gr. Natri: 1%. Trung bình, một gói mì cung cấp khoảng 350kcal.
Tuy nhiên, lượng calo này chứa nhiều carbohydrat khiến cơ thể tăng 33,7% lượng chất béo – không tốt cho những người muốn giảm cân và sức khỏe hệ tim mạch.
>>>Quan tâm thêm: Dấu hiệu sắp sinh cho các bà mẹ cần ghi nhớ
Tác hại của mì tôm đối với bà mẹ sau sinh
Mì tôm được biết đến là món ăn nhanh rất phổ biến tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, mì tôm chỉ đáp ứng lượng calo như một bữa ăn phụ và không thể thay thế với bữa ăn chính. Trong lúc mang thai cũng như sinh nở các bà mẹ cần một lượng lớn chất dinh dưỡng và đầy đủ để nạp vào cơ thể.
Phụ nữ sau sinh cơ thể đã tiêu hao rất nhiều năng lượng vì thế nếu ăn mì gói sẽ không đủ chất dinh dưỡng để nạp vào cơ thể cũng như thiếu đi các chất dinh dưỡng để cung cấp sữa cho các bé. Hơn nữa, trong mì tôm còn có rất nhiều chất gây hại cũng như không tốt đối với cả mẹ và bé đó là:
Mất sữa
Rất nhiều bà mẹ hỏi Ăn mì tôm có bị mất sữa không? Câu trả lời là “có”. Vì trong mì tôm thành phần chính là lúa mạch nên rất dễ gây tình trạng là mất sữa dù là ăn ít hay ăn nhiều.
Nóng trong
Ngay cả với những người bình thường hay phụ nữ mang thai sau khi sinh ăn mì tôm đều không tránh khỏi tình trạng gây nóng trong mà biểu hiện cụ thể là tình trạng nổi mụn da mặt, nở mồm và thúc đẩy quá trình lão hoá da.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Sau khi sinh, nếu ăn nhiều mì tôm có thể gây ra dối loạn tiêu hoá, thậm trí nguy hiểm hơn là chức năng của thận do trong mì tôm có chứa nhiều muối và các chất bảo quản, phụ da không tốt cho sức khoẻ.
Loãng xương
Các thành phần của mì tôm cũng như các nguy cơ có hại cho cơ thể thì các mẹ nên tránh xa trong các bữa ăn của mình. Mặc dù không phổ biến nhưng với những thành phần trong mì tôm thì không thể tránh được nguy cơ bị loãng xương.
Sau sinh bao lâu thì ăn được mì tôm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau tháng ở cữ, khi đã được gần 3 tháng hoặc ngoài 3 tháng, lúc này cơ thể mẹ đã dần được ổn định thì các mẹ có thể nới lỏng chế độ ăn. Các mẹ cũng có thể ăn mỳ tôm cùng với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình cũng như các bé.
>>>Xem thêm: Cần chuẩn bị đồ cho mẹ sắp sinh bé khi đến bệnh viện
Các nguyên nhân gây tắc tia sữa
Một số bà mẹ gặp phải nguyên nhân gây tắc tia sữa mà không biết do đâu. Mặc dù bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra cho bé bú được.
Lòng ống dẫn sữa bị bít lại
Sữa mẹ được tạo ra từ nang sữa rồi theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, khi trẻ bú sẽ tạo ra kích thích làm sữa sẽ chảy ra ngoài.
Do sữa đông kết lại thành cục gây ra bít tắc, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nhưng không thể chảy ra ngoài khiến các ống dẫn trước vị trí bị tắc ngày càng căng giãn. Hậu quả là các ống dẫn sữa khác bị chèn ép và tạo ra một vòng xoắn bệnh lý.
Sữa mẹ dư thừa
Hầu hết trong các trường hợp gây tắc sữa, nguyên nhân chính là do sữa mẹ dư thừa vì lúc con bú no, các mẹ không hút phần sữa đọng lại cũng như dư thừa. Gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Ngực chịu áp lực
Nguyên nhân gây ra ngực bị áp lực là do bạn mặc áo ngực quá chật, quá bó hoặc do các bạn bế các bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra việc các bạn nằm sấp cũng gây ra các hiện tượng như vậy.
Mẹ không cho bú thường xuyên
Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.
Stress
Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
Những thực phẩm sau đây sẽ gây ra mất sữa
Cùng điểm lại các thực phẩm gây mất sữa mà các mẹ bỉm sữa cần tránh
- Lá lốt
- Rau mùi tây, mùi ta
- Bạc hà
- Rau răm
- Măng
- Bắp cải
- Mướp đắng (khổ qua)
- Lá dâu tằm
- Đồ uống chứa cafe
- Đồ uống chứa ga và cồn “bia rượu, nước ngọt”
- Đồ chiên xào chứa nhiều mỡ
Những thực phẩm sau đây tốt cho sữa
Các thực phẩm sau đây sẽ giúp cho sữa sản sinh ra nhiều hơn và tốt cho các bé
- Rau xanh lá cây
- Trái cây theo mùa
- Trứng
- Nước
- Hạt nguyên chất
- Sản phẩm sữa ít béo
- Thịt nạc
- Tỏi
- Cà rốt
- Cây họ đậu
Cách giúp cho các mẹ khỏi lo tắc tia sữa sau sinh
Sau đây là các cách giúp cho tia sữa ra đều và có sữa cho các bé cũng như giúp cho các mẹ tránh khỏi các bệnh về tắc tia sữa:
Massage hai bầu ngực
Nếu như sữa bị đông ứ quá lâu thì sẽ gây nên tình trạng đau và tức ngực, lúc này các mẹ nên dùng tay massage một cách nhẹ nhàng lên hai bầu ngực khoảng 25-30 lần để cho sữa ra đều hơn.
Chườm nóng
Khi kết hợp việc massage với chườm nóng chắc chắn sẽ mang đến những hiệu quả cao hơn. Ngực không những bớt đau mà nó còn xóa tan đi hiện tượng cứng bầu ngực, sữa có thể dễ dàng chảy ra ngoài.
Sử dụng công cụ hút
Nếu như khu vực bị tắc tia sữa là vùng gần đầu núm vú thì sử dụng dụng cụ hút sữa là phương pháp nên áp dụng. Sữa được hút ra tại khu vực núm vú, có thể dùng tay massage nhẹ nhàng để sữa có thể ra nhanh hơn. Hiện nay có hai loại dụng cụ hút sữa đó là: Hút sữa bằng tay và hút sữa bằng máy bạn có thể cân nhắc chọn lựa
Xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng nhất các mẹ cần ghi nhớ
Ngoài các biện pháp trên chúng ta cũng có thể nên thử các bài thuốc dân gian như:
Ngoài các cách chữa trị giúp cho tia sữa ra đều thì chúng ta có thể thử qua các bài thuốc dân gian như sau:
- Uống nước lá đinh lăng
Nước lá đinh lăng nếu được chế biến sử dụng đúng cách sẽ chữa tắc tia sữa cực kì hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch sao vàng hạ thổ rồi đun nước uống. Uống nước này không những giúp chữa tắc tia sữa mà còn có tác dụng làm sữa thơm.
- Uống nước lá bồ công anh
Dùng khoảng 100g lá bồ công anh, rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Cho vào đó 150ml nước rồi đun sôi. Bã đắp lên ngực, nước uống như trà. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Tổng kết lại, Sau khi sinh ăn mì tôm được không? Mì tôm có hại đối với các mẹ trước khi sinh và sau sinh nha. Nhưng cũng là một thành phần không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Nên có thể cân nhắc sử dụng nhưng phải sử dụng sao cho đúng cách. Bạn có thể chế biến với các thực phẩm như thịt, rau,….và chỉ thi thoảng mới nên ăn vài bữa thì sẽ không lo về sức khoẻ nhé!
>>Xem thêm: Bảng cân nặng thi nhỉ chuẩn quốc tế mới nhất
Quang Khải Ι Tackexinh.com