Ngôn tình, truyện ngôn tình hay tiểu thuyết ngôn tình là một trong những đề tài được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đón đọc nó là những đề tài bất tận trong nghệ thuật cũng như cuộc sống thực tại. Vậy ngôn tình là gì? nó có gì thú vị hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé.
Ngôn tình là gì?
Nói một cách dễ hiểu không văn chương thì Ngôn là ngôn ngữ, tình là tình yêu, tình cảm. Ngôn tình từ đó được hiểu là những lời nói tình tứ. Khi nhắc đến ngôn tình người ta sẽ nghĩ ngay đến những câu chuyện, tiểu thuyết hay bộ phim ngôn tình đầy tình cảm, sến sẩm, nhẹ nhàng…
Ngôn tình là gì? Truyện ngôn tình nghĩa là gì? – Ảnh: Internet
Nhắc đến nguồn gốc của truyện ngôn tình có lẽ Trung Quốc là nơi mà ta cần phải nhắc đến và được du nhập vào nước ta vào khoảng những năm 2005 – 2006, cốt truyện ngôn tình thường hướng tới giới trẻ tuổi teen là những lứa tuổi đầy mộng mơ và nhiều cảm xúc. Nội dung thường kể về những câu chuyện tình yêu khác giới hay thậm trí là cùng giới với bôi cảnh đa dạng từ cổ trang đến hiện tại.
Ngôn tình ngược là gì?
Nếu như bạn là người yêu thích những câu truyện ngôn tình thì chắc chắn sẽ từng nghe qua về ngôn tình ngược. Vậy ngôn tình ngược là gì?
Ngôn tình ngược, truyện ngôn tình ngược được hiểu là thể loại với cốt truyện xoay quanh tình cảm yêu đơn phương hay tình yêu không được như mong muốn có sự đau khổ, giày vò bản thân và người mình yêu cả về thể xác lẫn tinh thần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Crush là gì? Ý nghĩa thực sự của Crush
Các thể loại ngôn tình
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được ngôn tình là gì rồi đùng không, để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về các thể loại ngôn tình:
Theo thời gian truyện
- Hiện đại
Truyện ngôn tình được viết trong bối cảnh thời hiện đại và được chia thành nhiều thể loại khác nhau như:
Các thể loại ngôn tình theo thời gian truyện – Ảnh: Internet
-
- Đô thị tình duyên: Là những truyện có tình tiết bình dị, kể về những câu chuyện tình cảm giữa 2 nhân vật chính trong cuộc sống đô thị.
- Tổng tài: Với nhân vật nam chính là một tổng giám đốc, chủ tịch công ty, doanh nghiệp nào đó.
- Thương trường: Lấy bối cảnh trong công ty, với những tình tiết trong truyện xoay quanh vấn đề về kinh doanh trên thương trường, đối đầu, tranh đoạt, hợp tác trong việc làm ăn.
- Quân nhân: Với nhân vật chính là nam hoặc nữ là quân đội, cảnh sát, đặc vụ… tình tiết truyện xoay quanh trong quân đội
- Hào môn thế gia: Bối cảnh là gia đình có địa vị và chỗ đứng lớn trong xã hội có thể là về kinh tế, quyền lực
- Hắc bang/ Hắc đạo: Truyện xoay quanh những nhân vật xã hội đen, với những cảnh đâm thuê chém mướn, ân oán giang hồ
- Thanh mai trúc mã/ Oan gia: Với tình tiết truyện nói về những cặp đôi sống với nhau từ nhỏ dần dần khi lớn lên họ nảy sinh tình cảm nam nữ. Hoặc những cặp đôi hễ gặp nhau là đấu đá, không vừa mắt (oan gia)
- Thanh xuân vườn trường: Những câu truyện tình yêu của lứa tuổi học sinh, những người vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường
- Võng du: Những câu truyện xuất hiện từ trong game hoặc thế giới ảo
- Cận đại: Được lấy bối cảnh về thời dân quốc trong lịch sử của Trung Quốc, là thời đại chuyển giao từ trung đại sang hiện đại, các câu chuyện tình thời bom khói chiến tranh.
- Cổ đại/ Cổ trang: Với bối cảnh thường là vào thời cổ đại với vua chúa, triều đình, các phương tiện đi lại thô sơ như ngựa, lừa… Một số thể loại nhỏ trong truyện ngôn tình cổ đại có thể kể đến như:
Các thể loại ngôn tình theo thời gian cổ đại, cổ trang – Ảnh: Internet
-
- Cung đấu: Với các nhân vật chính là vua chúa, hoàng hậu, phi tử, công chúa… Cốt truyện thường là xoay quanh việc tranh đoạt ngôi vị, các ân oán, tranh đoạn trong hậu cung
- Gia đấu: Với cốt truyện xoay quanh việc tranh đoạt gia tài, địa vị… trong các gia tộc thiếu gia.
- Kiếm hiệp/ giang hồ: Có lẽ đây là thể loại khá quen thuộc với nhiều độc giả, nhân vật chính là các đại ca, đại tỷ với võ công thâm hậu, thực hiện việc báo ân, báo oán, thống nhất giang hồ hoặc tranh đoạt những bí kíp võ công, bảo kiếm…
- Điền văn: Với cốt truyện là cuộc sống làm nông, chăm sóc gia đình, sống một cuộc sống bình dị
- Mạt thế/ tương lai: Là những câu truyện kể về cuộc sống, xã hội trong thời tương lai, với khoa học phát triển, máy móc hiện đại tối tân, là thời kỳ mà có thể nói robot thay thế con người. Hoặc đôi khi là những bối cảnh về việc trái đất bị tàn phá, dịch bệnh toàn cầu, Zombie…
- Xuyên không: Với cốt truyện là các nhân vật bị xuyên qua, lạc qua một thế giới hoàn toàn khác, có thể là chính bản thân xuyên hoặc chỉ có linh hồn của chính mình xuyên đến cư ngụ trong một thân xác của người khác…
- Huyên huyễn: Bối cảnh là thế giới, cuộc sống của các vị thần, yêu ma… những người có phép thuật.
Theo độ dài truyện
- Trường văn – Tiểu thuyết: Với những truyện có độ dài lớn hơn 15 chương hoặc nhiều hơn rất nhiều hàng trăm chương
- Đoản văn – truyện ngắn: Với nội dung truyện thường ngắn gọn trong khoảng nhỏ hơn 15 chương
- Hệ liệt: Là những truyện có nhân vật chính của chuyện này và là những nhân vật phụ của truyện trước đó
Theo kết truyện
- SE: Sad ending, kết thúc buồn
- HE: Happy ending, kết thúc có hậu
- BE: Bad ending, kết thúc tệ
- OE: Open ending, kết thúc mở để người đọc tự tưởng tượng
- GE: Gần giống như happy ending nhưng thực tế hơn HE
Theo tính cách nhân vật chính trong truyện
- Phúc hắc: Với nhân vật chính có tính cách thất thường, lưu manh, chuyên lừa đảo và kiếm chuyện với người khác.
- Cường: Nhân vật có tính cách mạnh mẽ, có đủ sự bản lĩnh để vượt quá những chuyện khó khăn nhất
- Bá đạo: Không thích nói đọa lý và không muốn những người khác làm trái ý mình
- Tiểu bạch thỏ: Là nhân vật nữ có tính cách trong sáng thuần khiết, ngây thơ
- Nhược: Nhân vật có tính cách yếu đuối
- Tra: Nhân vật có tính cách tồi tệ, ngược đãi người khác
- Thánh mẫu – Bạch liên bông: Là nhân vật có tính cách tốt bụng một cách hơi quá, thường được ví như kẻ bao đồng, nhiều chuyện
Theo tình tiết truyện
- Cường thủ đoạt hào: Ép đối phương nhận tình cảm của mình và dồi dần dần theo thời gian cả 2 nhân vật nảy sinh tình cảm thật sự
- Gương vỡ lại lành: Là tình tiết truyện chia tay rồi sau đó lại quay về với nhau
- Thế thân: Với tình tiết truyện là coi người này như người khác chỉ vì họ có điểm tương đồng
- Hài: Là những tình tiết truyện gây cười, hài hước
- Ngược: Những tình tiết khiến người đọc, người xem phải rơi lệ vì nhân vật phải chịu khổ vì tình yêu hoặc bị người khác chèn ép
- Sủng: Cưng chiều, chiều chuộng
- Cẩu huyết: Với những tình tiết phi thực tế, thiếu logic
Vì sao ngôn tình lại có sức hút đến vậy?
Ảnh: Internet
Cho ta những triết lý về tình yêu và cuốc sống
Vẫn có những ý kiến cho rằng những câu truyện ngôn tình sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thế hệ trẻ ngày nay, nhưng theo quan điểm của chúng tôi thì đó là điều không hoàn toàn chính xác. Bởi vẫn có những câu chuyện cho ta những bài học quý giá những châm ngôn về tình yêu và cuộc sống hữu ích chứ không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hoa mĩ, không có ngoài đời sống thực.
Có nhiều bạn trẻ yêu thích những câu truyện ngôn tình và thường xuyên đón đọc cho rằng khi tìm đến truyện ngôn tình không đơn thuần chỉ là để đọc mà còn để thấm thía và thấu hiểu hơn về cuộc sống.
Sức hút từ những nhân vật trong truyện
Rất nhiều các bạn trẻ thích đọc truyện ngôn tình chỉ đơn giản là họ muốn được thấy một tình yêu đẹp, mộng mơ những câu truyện tình yêu đẹp nhưng lại vấp phải nhiều rào cản, khó khăn khiến các nhân vật phải chịu nhiều đau khổ.
Các bạn trẻ mong muốn bản thân được giống như những nhân vật chính trong câu chuyện có thể tìm được những soái ca hay những cô nàng chung xinh đẹp chung thủy.
Một số thuật ngữ trong truyện ngôn tình có thể bạn chưa biết
Khi theo dõi những câu truyện ngôn tình hay xem những bộ phim ngôn tình có bao giờ bạn thắc mắc những thuật ngữ thường được sử dụng trong cốt truyện như: sắc nữ, hủ nữ, sửng… là gì không? Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về những thuật ngữ này thì hãy cùng tham khảo tiếp những thông tin chia sẻ dưới đây nhé
- Sắc nữ: Là cách gọi những cô gái thích truyện ngôn tình, mê trai đẹp là những anh chàng soái ca trong truyện ngôn tình.
- Hủ nữ: Là cô gái thích truyện ngôn tình đam mỹ, luôn ủng hộ những mối quan hệ đồng giới nam
- Trạch nữ: Được hiểu là những cô gái lười biếng chỉ ru rú ở nhà thích đọc, xem phim truyện ngôn tình mà rất ít khi ra ngoài
- Sủng: Là sự sủng ái, ân sủng thường dành cho những cặp tình nhân yêu thương và quan tâm đến nhau
- Tiểu tam: Thường được dùng để chỉ người thứ 3 xem vào tình cảm giữa 2 người kia
- Đam mỹ: Là những câu truyện ngôn tình với cốt chuyện xoay quanh những mối quan hệ đồng tính nam
Top 10 bộ phim ngôn tình trung quốc hay nhất bạn nên xem
Dưới đây sẽ là tổng hợp 10 bộ phim được chuyển thể từ truyện ngôn tình trung quốc mà bạn nên xem.
- Yêu em từ cái nhìn đầu tiên (Ra mắt năm 2016)
- Samsam tới rồi (ra mắt năm 2014)
- Hãy nhắm mắt khi anh đến (Ra mắt năm 2015)
- Người phiên dịch (Ra mắt năm 2016)
- Lang gia bảng (Ra mắt năm 2015)
- Không kịp nói yêu em (Ra mắt năm 2010)
- Hoa thiên cốt (Ra mắt năm 2015)
- Bên nhau trọn đời (Ra mắt năm 2015)
- Bộ bộ kinh tâm (Ra mắt năm 2011)
- Cung chân hoàn truyện (Ra mắt năm 2012)
>>> Có thể bạn quan tâm: Mật mã tình yêu bằng số
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về ngôn tình và truyện ngôn tình là gì? Cũng như những ý nghĩa của truyện ngôn đối với giới trẻ hiện nay.
Ruby Phạm – Tackexinh.com