Ráy tai là một vật sinh ra để bảo vệ tai, nhưng khi ráy tai xuất hiện quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của chúng ta, nặng hơn có thể gây viêm nhiễm. Chúng ta cần biết lấy ráy tai sao cho khoa học và an toàn. Vậy làm thế nào để lấy ráy tai một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến tai. Cùng tìm hiểu những cách lấy ráy tai khô cứng an toàn và hiệu quả nhé!
Ráy tai là gì?
Ráy tai là sự hỗn hợp từ các chất da chết, lông, các tuyến bã nhờn ở tai. Chúng hoà tan với nước và tạo ra ráy tai, ráy tai có chức năng là điều hoà pH, diệt vi khuẩn, và các tác nhân đi vào bên trong và gây hại cho tai.
Có những người có thói quen ngoáy tai mỗi khi tắm xong, bởi khi tắm xong họ có cảm giác khó chịu và ngứa ngắy nếu không ngoa tai. Vì vậy, họ đã rất thích thú, thoải mái mỗi khi ngoáy tai xong. Mặc dù các chuyên gia khuyên rằng, không nên ngoáy ráy tai, bởi thông thường thì ráy tai sẽ tự động bong và thoát ra ngoài theo thời gian, nhưng không phải lúc nào cũng được thuận lợi, một số người sẽ có ráy tai quá nhiều, cũng như quá khô, sẽ khiến bịt tắc tai và gây ra các triệu chứng như: nghe kém, ù tai, viêm tai,… Tình trạng này thường gặp ở người già và trẻ em.
Cách lấy ráy tai khô cứng an toàn, hiệu quả
Thông thường mọi người hay dùng cách lấy ráy tai khô cứng là dùng tăm bông, que lấy ráy tai. Nhưng cách đó quả thực không tốt cho tai và đôi khi có thể làm ảnh hưởng tới màng nhĩ và làm giảm khả năng nghe của mọi người. Thay vào đó các bạn có thể áp dụng các cách sau:
Lấy ráy tai bằng cách sử dụng dầu ôliu
Đây là cách lấy ráy tai rất dễ thực hiện tại nhà.
Cách thực hiện:
-
- Bạn nên làm ấm dầu oliu
- Sau đó bạn nhỏ vài giọt vào tai khoảng 15 phút sau bạn ngiêng đầu để dầu oliu chảy ra ngoài, ráy tai sẽ theo đó chảy ra.
- Cuối cùng bạn dùng khăn mềm, hơi ẩm lau sạch lại tai là được.
Làm sạch ráy tai bằng nước ấm
Nước ấm sạch và tinh khiết là cách đơn giản và vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để làm sạch tai một cách nhanh chóng.
Bạn cần dùng nước đun sôi, rồi để nguội để vệ sinh tai, việc này làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập vào tai. (Cách thực hiện như dầu oliu).
Cách lấy ráy tai khô cứng bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu kháng khuẩn cực tốt, ngoài ra còn giúp làm giảm viêm nhiễm cho tai. Dầu dừa có có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại tích tụ trong tai. (Cách thực hiện như dầu oliu).
Lấy ráy tai bằng Baking soda
Baking soda là một trong những chất làm sạch ráy tai nhất mà bạn có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
-
- Hoà tan 1/4 thìa cà phê baking soda với 2 thìa cà phê với nước, trộn đều.
- Nghiêng đầu sang một bên rồi từ từ nhỏ 2 – 3 giọt hỗn hợp nước với baking soda vào tai.
- Giữ nguyên 10 phút , sau đó nhỏ vài giọt nước ấm vào để làm sạch lỗ tai.
- Để khoảng 5 phút nữa thì nghiêng đầu ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài.
- Sau đó lấy khăn mềm và ẩm vệ sinh sạch sẽ lỗ tai.
Lấy ráy tai bằng glycerin
Glycerin là một trong những chất làm mềm ráy tai, vì thế bạn có thể dùng glycerin làm sạch tai một cách nhanh chóng
Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
-
- Nghiêng đầu sang một bên, rồi dùng ông bơm, bơm vài giọt glycerin vào tai rồi để 5 phút
- Sau đó, lấy bông gòn biệt lỗ tai lại.
- Lấy bông gòn ra và nghiêng đầu sang hướng ngược lại để chất lỏng chảy ngược ra.
- Làm sạch ngoài tai bằng khăn mềm
Lấy ráy tai bằng giấm trắng và cồn
Là một trong những cách khá độc lạ nhưng lại được rất nhiều người sử dụng. Giấm có các tác dụng hoà tan ráy tai và ngăn ngừa các vi khuẩn tích tụ trong tai, còn cồn sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn bên trong tai.
Cách thực hiện như sau:
-
- Trộm giấm trắng với cồn với tỉ lệ 1:1
- Dùng bông gòn nhúng vào hỗn hợp
- Nghiêng đầu sang một bên rồi nhỏ vài giọt dung dịch vào tai
- Giữ nguyên tư thế khoảng 5 phút rồi nghiêng đầu ngược lại cho hỗn hợp ra ngoài
- Dùng khăn mềm vệ sinh thật sạch phần ráy tai bị thừa
Cách lấy ráy tai khô cứng bằng nước muối
Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, muối còn có tác dụng kháng các vi khuẩn lây bệnh. Đặc biệt, muối còn được biết đến nhờ phương pháp làm sạch ráy tai hiệu quả và nhanh chóng. Nó giúp cho ráy tai mềm và đào thải ra bên ngoài một cách nhanh chóng.
Cách làm đơn giản như sau:
-
- Hoà tan 1 thìa cà phê muối trắng vào nước ấm
- Khuấy đều cho đến khi muối hoà tan với nước
- Dùng bông gòn nhúng vào nước muối, rồi ngửa tai lên vào nhỏ 1 vài giọt vào tai.
- Giữ nguyên đầu trong khoảng 5 phút
- Nghiêng đầu sang bên ngược lại để nước chảy ra ngoài
- Cuối cùng, bạn dùng khăm mềm sạch để vệ sinh ngoài tai
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Bạn có thể sử dụng có loại thuốc nhỏ tai có công dụng kháng viêm hiệu quả.
Để lấy ráy tai khô, bạn hãy nhỏ vài giọt vào tai rồi sau đó xoa nhẹ vào ống tai cho ráy tai mềm ra, rồi dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô lại. Tuy nhiên, cách này không nên tự ý dùng mà hãy theo chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý lấy ráy tai và vệ sinh tai đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ráy tai khô lại, do ảnh hưởng có một số bệnh lý như: Tuổi già, do ống tai hẹp, do thói quen làm sạch tai không đúng cách,… Do đó, để không xảy ra những tình trạng khô ráy tai, bít tắc lỗ tai, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không sử dụng bông tai để lấy ráy tai, như vậy sẽ làm ráy tai vào sâu hơn lâu dần tích tụ sẽ làm bít tắc lỗ tai, nặng hơn có thể làm viêm nhiễm tai.
- Không sử dụng các vật sắc nhọn lấy ráy tai, mà hay dùng những dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai
- Không nên vệ sinh tai quá thường xuyên, thông thường thì nên vệ sinh 1 lần/1 tuần
- Sau khi tắm xong không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, mà hãy dùng khăm mềm để thấm hút nước.
- Khi lấy ráy tai bạn nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bằng cồn để kháng khuẩn một cách tuyệt đối.
- Khi gặp các dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra nhé.
Lời kết
Trên đây là những cách lấy ráy tai khô cứng một cách hiệu quả, an toàn nhất. Mong rằng, qua bài viết này các bạn có thể lấy ráy tai của mình một cách khoa học, giúp cho tai của mình không bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng nghe. Nếu tai của bạn đang nghe bé, khó chịu, ngứa ngáy thì mau đến bệnh viện ngay nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc các bạn sức khoẻ luôn tốt ạ. Hãy theo dõi các bài tiếp theo của Tackexinh nhé!
Quang Khải | Tackexinh.com