Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện? Là câu hỏi đang được rất nhiều các ông cha, bà mẹ quan tâm đặc biệt là những người lần đầu chăm sóc em bé. Trước khi trẻ biết nói các ngôn ngữ thông thường như “Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Hoa,… Chúng sẽ bập bẹ hoặc thủ thỉ, như kiểu chơi với âm thanh. Đó là cách trò chuyện của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, như vậy người ta hay gọi đó là hóng chuyện. Vậy trẻ mấy tháng biết hóng chuyện?
Trong 3 năm đầu đây là mốc thời gian quan trọng của một em bé, khi đó não của bé đang phát triển nhanh chóng. Trong thời gian đó, việc bé biết hóng chuyện sớm, biết nói sớm không phải tùy thuộc vào cha mẹ mà là tùy từng bé khác nhau.
Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện?
Biểu cảm thường gặp của một em bé ngay sau khi sinh, em bé biết nhăn mặt và khóc. Khóc là một cách mà bé thể hiện cảm xúc khi chưa biết nói nhằm diễn đạt sự sợ hãi, khó chịu,… Lúc này, cha mẹ nên học cách lắng nghe và phân tích biểu cảm khác nhau của con.
Thời điểm em bé biết hóng chuyện tùy thuộc vào mỗi bé khác nhau, thường thì bé sẽ biết hóng chuyện vào khoảng 2-3 tháng tuổi. Có 2 cột mốc quan trọng mà cha mẹ cần quan sát em bé của mình là:
- Trẻ hóng chuyện lúc 3 tháng tuổi: Khi được 3 tháng tuổi em bé bắt đầu lắng nghe giọng nói của bạn, luôn quan sát khuôn mặt của bạn khi nói chuyện và hướng về những âm thanh, giọng nói khác khi có thể nghe thấy xung quanh nhà. Nhiều trẻ sơ sinh thích nghe giọng mẹ hơn giọng cha: Vì khi còn trong bụng đã quá quen thuộc với giọng của mẹ rồi.
- Trẻ bập bẹ khi được 6 tháng: Khi được 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bập bẹ với những âm thanh. Như: bé có thể nói “ba ba,…”. Một số người cho rằng bé hay nói “ba-ba” ở đây là gọi ba. Nhưng mà không phải đó chỉ là những âm tiết ngẫu nhiên không có ý nghĩa.
Cha mẹ có nên dậy trẻ sơ sinh hóng chuyện không?
Theo nhiều nghiên cứu, thì trẻ sơ sinh có thể hiểu chuyện trước khi bé biết nói từ rất lâu. Do đó, những hành động và lời nói của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, hóng chuyện của bé.
Hãy thường xuyên nói chuyện với bé, lúc thay tá, hát cho bé ngủ, hoặc thường xuyên chơi trò “ú òa” với bé. Khi em bé của bạn vui vẻ phát ra những âm thanh hóng chuyện, bạn cũng nên đáp lại những âm thanh đó với bé. Đó là niềm vui với cha mẹ cũng là niềm vui với bé, vì khi đó bé sẽ cảm nhận được có người đang nói chuyện với mình, từ đó sự phát triển bộ não sẽ nhanh hơn.
Bộ não non nớt của trẻ sơ sinh lúc này đang hấp thụ những âm thanh, giai điệu và ngôn ngữ mà chúng sẽ dùng để nói những từ ngữ đó đầu tiên của mình. Theo nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường được nói chuyện sẽ tiếp thu nhanh hơn và hình thành ngôn ngữ và đàm thoại mạnh mẽ hơn những đứa trẻ khác.
Cách dạy trẻ hóng chuyện nhanh hơn
- Nói chuyện thường xuyên với bé. Cha mẹ nói chuyện nhiều sẽ giúp ích cho trẻ sơ sinh.
- Dành thời gian riêng bên bé nhiều hơn. Việc trò chuyện riêng rất có lợi cho bé khi trò chuyện trực tiếp giữa cha mẹ và bé, hơn là cuộc trò chuyện có nhiều em bé và người khác cùng tham gia.
- Khi bé đang cố gắng bập bẹ nói chuyện, đừng ngắt lời của bé hoặc quay mặt đi chỗ khác. Em bé cũng rất cần được biết và đang lắng nghe.
- Hãy nhìn vào mắt bé thường xuyên, bé sẽ phản ứng tốt hơn khi bố mẹ nhìn thẳng vào con.
- Hạn chế cho bé xem tivi, các thiết bị điển tử hoặc nghe những thứ có tiếng to lớn.
Trẻ chậm hóng chuyện có là vấn đề gì lớn không?
Theo như các chuyên gia cho thấy thì những đứa trẻ biết hóng chuyện sớm sẽ rất lanh lẹ, biết nói sớm,… Còn các nhà nghiên cứu cho biết rằng trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng biết nói sau này của con.
Theo như các chuyên gia, thì trẻ sơ sinh biết hóng chuyện muộn hơn 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng nhưng qua sau tháng nếu trẻ không có phản ứng lại, cũng không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện thì mẹ hãy cho con đi kiểm tra.
Mẹo mách mẹ giúp bé hóng chuyện nhanh hơn
Lo lắng, băn khoăn không biết là mấy tháng tuổi thì bé biết hóng chuyện. Thế nhưng ngay từ khi lọt lòng bé yêu nhà mình đã biết hóng chuyện và cảm nhận được mọi thứ xung quanh, tuy nhiên lúc đó biểu hiện của bé chưa được rõ ràng. Vì thế, ở mỗi giai đoạn mẹ cần nói chuyện với con nhiều hơn, cưng nựng con, làm trò với con, đưa những hình ảnh màu sắc, bóng bay,… Đó chính là lúc giúp bé phát triển nhanh hơn.
- Giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé chưa nhận thức được, vốn từ chưa nhiều nên mẹ không thể cảm nhận được dấu hiệu của bé. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn này, bé đã biết hóng chuyện nhưng biển hiện chưa được rõ ràng. Vậy nên khi mẹ trò chuyện với bé thì sẽ được bé đáp lại bằng những cái nhoẻn miệng không điều kiện hay những âm thanh chưa rõ ràng.
Nhưng mẹ cũng đừng nghĩ giai đoạn này nói chuyện với bé là vô nghĩa nha. Vì bé đang cảm nhận được giọng nói của mẹ khi còn trong bào thai đấy.
- Giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé đã biết hóng chuyện nhiều hơn giai đoạn trước. Khi được mẹ trò chuyện bé sẽ hóng và trả lời lại bằng những âm thanh như: ê, a, ư,…
Lúc này mẹ hãy nói chuyện với bé bằng những giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ, lắc lư người hoặc nhún nhảy, hoặc là hát cho bé nghe, bé sẽ rất thích thú và luôn có cảm giác an toàn khi ở bên mẹ.
- Giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé đã biết vung tay, vung chân khi nghe thấy những âm thanh xung quanh bé. Lúc này bé đã biết để ý những đồ vật xung quanh, đặc biệt là những đồ vật có màu sắc sặc sỡ.
Lúc này, mẹ hãy nói chuyện với con nhiều hơn một chút, có thể lúc đó bé sẽ phát ra những âm thanh o,e lặp đi lặp lại để tạo sự chú ý và giúp bé nhìn theo mẹ.
- Giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi
Thời điểm này bé đã biết hóng chuyện nhiều hơn và cũng biết đáp lại bằng cách cười ư, a. Biểu hiện cả những hành động cơ thể hay níu tay mẹ khi muốn điều gì đó. Lúc này bé cũng biết hóng chuyện với mọi người xung quanh rất lâu bằng những ngôn ngữ riêng của bé.
Mẹ hãy chăm hát ru, thu thỉ với bé nhé. Vì giai đoạn này bé hóng chuyện rất nhanh và thích thú khi nghe giọng của mẹ.
- Giai đoạn 5 tháng trở nên
Đây là giai đoạn trẻ phát triển rõ ràng nhất. Con có thể bắt chước nói những câu ba, má,… lúc này bé sẽ học theo và tập tành nói. Mẹ cũng thường xuyên lặp đi lặp lại những từ này giúp bé nhanh biết nói hơn. Đồng thời chơi và kể chuyện cho bé thường xuyên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Montessori là gì? Khác biệt giữa phương pháp giáo dục Montessori & truyền thống
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm từ các bà mẹ, chuyên gia giải đáp “trẻ mấy tháng biết hóng chuyện” và cách dạy bé hóng chuyện nhanh hơn. Tuy nhiên, việc bé biết hóng chuyện sớm hay muộn là cũng tùy từng bé và mức độ cũng khác nhau. Bố mẹ nên quan sát và trò chuyện với con nhiều hơn để vừa kích thích sự hóng chuyện của con và vừa giúp tư duy của bé. Hãy thường xuyên trò chuyện với bé để gắn kết sự yêu thương nhé!
Quang Khải | Tackexinh.com