Việc mua sắm các sản phẩm mỹ phẩm đối với các chị em phụ nữ có lẽ điều quá thường xuyên, ngoài việc quan tâm đến thương hiệu, xuất sứ, chất lượng, thành phần… thì một trong những thông số quan trọng được nhiều chị em quan tâm đó là MFG và EXP. Vậy MFG là gì? và EXP là gì? Hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu về 2 thông số này thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé
MFG là gì?
MFG là từ viết tắt của cụm từ Manufacturing Date được hiểu theo nghĩa tiếng việt là ngày sản xuất. Ký hiệu MFG thường được in trên nắp, đế, vỏ hộp sản phẩm (bạn sẽ thường thấy trên các sản phẩm mỹ phẩm).
Ký hiệu MFG là gì? – Ảnh: Sưu tầm
Mỗi nhà sản xuất sẽ có những các sắp xếp thứ tự là ngày/ tháng/ năm hoặc năm/ tháng/ ngày…
EXP là gì?
EXP là từ viết tắt của cụm từ Expiry Date được hiểu theo nghĩa tiếng việt là Hạn sử dụng tức là đến một khoảng thời gian nhất định nào đó sản phẩm này sẽ không thể sử dụng được nữa. Cũng giống như ký hiệu MFG, EXP cũng được nhà sản xuất in trên nắp, đế hay thân sản phẩm và thường in cùng với MFG.
Ký hiệu EXP là gì? – Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra sẽ có một số sản phẩm mỹ phẩm được nhà sản xuất in thêm với ký hiệu BBE hay BE. Vậy BBE/ BE là gì?
BBE, BE là gì? – Ảnh: Sưu tầm
Hiểu một cách đơn giản BBE/ BE có ý nghĩa tương tự như EXP là thời hạn chất lượng sản phẩm được duy trì và là từ viết tắt của cụm từ Best Before.
Ví dụ: Nếu bạn mua một sản phẩm mỹ phẩm được in với ký hiệu EXP hay BBE/ BE = 21/10/2020 thì đều có thể hiểu là sản phẩm mỹ phẩm này có hạn sử dụng đến ngày 21 tháng 10 năm 2020
Cũng có một số trường hợp bạn sẽ bắt gặp những ký tự lạ được in trên bao bì sản phẩm kiểu 1019LA21 thì cũng hoàn toàn bình thường, bởi nó là cách viết khác của ngày sản xuất mà nhà sản xuất sử dụng. Với kiểu ký tự trên bạn có thể hiểu như sau:
- Hai ký tự đầu được hiểu là tháng sản xuất (10)
- Hai ký tự tiếp theo được hiểu là năm sản xuất (19)
- Hai ký tự tiếp theo nữa được hiểu là mã của sản phẩm (LA)
- Hai ký tự cuối được hiểu là ngày sản xuất (21)
Như vậy từ giải thích ở trên với kiểu ký tự 1019LA21 bạn có thể hiểu sản phẩm LA được sản xuất ngày 21 tháng 10 năm 2019.
Đôi điều cần biết về hạn sử dụng của một số loại mỹ phẩm phổ biến
Bảng tổng hợp thời gian sử dụng thích hợp cho từng loại mỹ phẩm:
Chủng loại | Trước khi mở | Sau khi mở | |
Mỹ phẩm Lót | Dưỡng da, lotion | 3 năm | 1 năm |
Essence | 3 năm | 6 tháng | |
Kem dưỡng ẩm | 3 năm | 6 tháng | |
Kem dưỡng da mặt | 3 năm | 6 tháng | |
Make up nền | Make up nền | 3 năm | 1 năm |
Kem nền | 3 năm | 1 năm | |
Kem che khuyết điểm | 3 năm | 1 năm | |
Phấn phủ | 3 năm | 3 năm | |
Make up mắt | Phấn mắt | 3 năm | 1 năm |
Mascara | 3 năm | 6 tháng | |
Kẻ mắt | 3 năm | 1 năm | |
Make up môi | Son môi | 3 năm | 1 năm |
Son bóng | 3 năm | 6 tháng |
- Các sản phẩm mỹ phẩm ở dạng tinh chất như essence, serum… nên sử dụng trong khoảng thời gian là 6 tháng.
- Đối với loại mỹ phẩm như: Phấn nước, kem nền, kem lót… nên sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm tính từ thời mở nắp
- Các loại xịt khoáng, nước hoa hồng… nên sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm từ khi mở nắp
- Kem chống nắng các bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ khi mở nắp
- Phấn phủ đặc biệt là các loại phấn phủ khô thường có thời gian sử dụng lâu, trong điều kiện bảo quản tốt có thể được 3 năm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các bước trang điểm cơ bản
Như vậy trên đây là một vài chia ngắn giúp bạn có thể hiểu được các ký hiệu như MFG là gì? và EXP là gì? trên các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mỹ phẩm. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc, từ đó có thể nắm được ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm để không gây khi sử dụng.
Ruby Phạm – Tackexinh.com