Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đã dạng cả cách viết lẫn cách đọc. Một số từ ngữ khi chúng ta đọc lại vô cùng giống nhau, nhưng khi viết thì lại khác nhau cả về nghĩa và chữ. Điển hình như” Che dấu hay che giấu“, khi đọc chúng ta cảm thấy hai từ này không có khác biệt, nhưng trong tiếng Việt thì hai từ này khác nghĩa với nhau và chỉ có một từ đúng. Vậy nên, hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu xem từ nào đúng, từ nào sai?
Che dấu hay che giấu từ nào là đúng chính tả?
Nhiều người từng nói Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Quả nhiên không sai, không riêng gì ngữ pháp, từ vựng cũng đang làm nhiều người cảm thấy đau đầu. Trong đó không thể không kể đến đó là “Che dấu hay che giấu“. Vậy từ nào mới là đúng ngữ pháp và là đúng chính tả. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn ý nghĩa của hai từ này để giúp cho các bạn hiểu hơn và nắm rõ được từ nào đúng, từ nào sai nhé! Cùng đọc nha!
Che dấu có nghĩa là gì?
Che có nghĩa là động từ làm cho người ta không còn nhìn thấy được bằng cách lấy một thứ gì đó che lại hoặc phủ nên
Ví dụ với từ che:
- Lấy tay che miệng
- Mây che khuất mặt trăng
- Vải thưa che mắt thánh
Đồng nghĩa với từ che:
- đậy, phủ, lấp,…
Dấu có nghĩa là một danh từ có trong từ điển Tiếng Việt dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, con người,….
Ví dụ với từ dấu:
- Con dấu, dấu chấm, đóng dấu, dấu ngã, dấu nặng,…
Che giấu có nghĩa là gì?
Che có ý nghĩa tương tự bên trên
Giấu có nghĩa là một động từ dùng để nói một hành động nào đó, một cái gì đó vào nơi kín đáo nhằm cho người ta không thấy được, không tìm ra được.
Ví dụ: Giấu cái kim trong hòm, cất giấu tiền trong két, che giấu thông tin bản thân,…
“Che giấu” chỉ một hành động lặng lẽ, âm thầm, cố gắng ẩn đi một thứ gì đó, một điều gì đó để người khác không biết được.
Như vậy chúng ta thấy hai từ “dấu” và “giấu” có cách phát âm hoàn toàn giống nhau, nhưng khi viết lại mỗi cách viết, ý nghĩa đều khác nhau.
Kết luận
Đáp án là Che giấu mới là đúng chính tả, che dấu là từ sai chính tả và không có trong từ điển Tiếng Việt.
Vậy khi nào chúng ta dùng từ “dấu” và ” giấu”
Ví dụ về che giấu:
- Anh ta đã nói dối để cố tình che giấu hành vi sai trái của mình với mọi người.
- Cậu ta đã bị khởi tố về tội che giấu tội phạm, và cố ý không khai báo với cơ quan công an.
- Sếp che giấu cho nhân viên làm sai.
- ….
Ví dụ về che dấu:
- Che dấu ( Cậu ấy tên Thành, nếu che dấu huyền đi sẽ trở thành tên Thanh: ở đây che dấu được hiểu với các từ nghĩa khác như: đưa tay che đi dấu tên {dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng)
- Dấu tên (dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng, dấu chấm hỏi,…)
Lời kết
Hy vọng rằng, qua bài viết “che dấu hay che giấu” này giúp bạn phân biệt và nhận định được các lỗi sai chính tả trong tiếng Việt. Mong rằng giúp các bạn sửa được từ chữ viết lẫn nói trong cuộc sống hằng ngày. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này.
Quang Khải | Tackexinh.com