Trong phật giáo thường có lời dậy: “Nguồn cội của mọi sự đau khổ trên đời đều từ 3 việc mà ra đó là: Tham – Sân – Si”. Vậy Tham Sân Si là gì? Và ý nghĩa của nó ra sao. Hãy cùng Tackexinh.com đi tìm hiểu thông qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé.
Tham Sân Si là gì?
Tham Sân Si được coi là 3 trạng thái tinh thần có hại: Tham lam – Sân hận – Ngu Si, hay còn được gọi là Tam Độc. Chúng luôn tồn tại và nằm trong thâm tâm của mỗi con người. Nếu con người không biết cách kiểm soát làm chủ chúng thì sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của Tham Sân Si, từ đó đánh mất đi mọi thứ như: Đạo đức, tính mạng, sự bình tĩnh…
Tham Sân Si là gì? – Ảnh: Sưu tầm
Tham là gì?
Tham là sự tham lam là nhu cầu kích thích lòng tham vô cùng của con người, bất chấp mọi thứ để đạt điều mình muốn. Tham được chia thành nhiều loại như: Tham sắc dục, tham danh vọng, tham tài vận.
- Tham sắc dục: Là chỉ lòng tham của con người đối với sắc đẹp, nhục dục, mạng sống…
- Tham danh vọng: Là chỉ lòng tham của con người đối với danh vọng, quyền lực và tiếng tăm.
- Tham tài vận: Là lòng tham của con người đối với tiền bạc, của cải, vật chất.
Sân là gì?
Sân là sự giận dữ, thù ghét, nóng nảy của con người từ ai đó hoặc một điều gì đó rồi từ sự không hài lòng ấy mà sinh ra tức giận, thù ghét. Sân cũng được chia ra là 3 loại bao gồm:
- Do tài vận, danh vọng, sắc dục… của bản thân bị xâm phạm
- Do tài vận, danh vọng, sắc dục… của người khác hơn mình
- Do lòng tham lợi lộc, danh vọng, sắc dục… nhưng không thành, không được như ý muốn.
Si là gì?
Si là sự si mê đắm chìm trong dục vọng, đánh mất đi sự sáng suốt và không đủ khả năng để nhận ra được sự thật, chân lý đúng đắn. Si cũng được chia làm 3 loại bao gồm:
- Không đủ khả năng nhận biết được đạo lý làm người
- Không đủ khả năng nhận biết được bản chất thật của sự việc trên đời
- Không đủ khả năng nhận diện thân, tâm của chính mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sao Thái Bạch là gì? Cách cúng Sao Thái Bạch giải hạn
Vì sao mỗi con người chúng ta cần phải chế ngự Tham Sân Si
Tham: Nếu con người không thể nhận diện và chế ngự được lòng tham thì sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của nó và từ đó trở thành nguồn cơn khởi đầu cho mọi sự đau khổ cho người khác và cho chính mình. Bản chất của lòng tham luôn là vô hạn luôn coi mọi thứ đạt được là chưa đủ thỏa mãn, có được thứ này rồi lại muốn có thứ khác lớn hơn.
Con người cần biết kiềm chế Tam Độc: Tham Sân Si – Ảnh: Sưu tầm
Nhận diện được lòng tham là khi sự ham muốn trong thâm tâm ta trỗi dậy. Bản thân chúng ta biết rằng làm như vậy là sai. Chúng ta không được phép làm điều đó và nếu bản thân kiềm chế được lòng tham thì cuộc sống sẽ bình yên và là một con người chính trực. Ngược lại nếu không thể kiềm chế được lòng tham thì bạn sẽ trở thành con người tham lam, gây lên những điều đau khổ và là tệ nạn của xã hội. Khi trở thành một con người tham lam thì từ nhân cách, người thân và nhiều thứ khác của bạn sẽ bị mất đi.
Sân: Khi sân hận mà biết mình sân hận thì cần ý thức được phải kiềm chế nó. Nếu không sân hận sẽ làm hại người khác và chính bản thân bạn cũng bị thiệt thòi không ít.
Bản thân cần chế ngự được Sân hận để tránh những điều xấu – Ảnh: Sưu tầm
Sân hận nếu không kiềm chế được không chỉ ảnh hưởng chuốc họa vào thân mà còn làm hại đến sức khỏe. Bởi khi lòng ghen ghét đố kỵ trỗi dậy sẽ làm tim đập mạnh ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gận dữ quá hại gan dẫn đến dễ bị mắc các bệnh về gan, nộ khí thương can.
Si: Là sự si mê, ngu muội không nhận biết được thật giả, đúng sai. Sự si mê là cái căn bản nhất của nhận thức sai lầm nên nó có thể coi là gốc rễ, tham lam là cành, sân hận là lá. Thâm tâm muốn kiểm soát được tham, sân thì cần diệt trừ từ gốc rễ, có như vậy trí tuệ mới khai sáng, từ đó tự khắc sẽ diệt trừ được tham và sân.
Như vậy trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu được Tham Sân Si là gì? cũng như nắm được tại sao chúng ta cần chế ngự được Tham Sân Si. Hy vong đây sẽ là bài viết hữu ích giúp bạn kiềm chế được Tam Độc tồn tại ở mỗi con người giúp bản thân có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và bình an, tránh những tai ương, xui xẻo.
Ruby Phạm | Tackexinh.com