sau sinh - Tắc Kè Xinh https://tackexinh.com/tag/sau-sinh/ Chuyên trang tổng hợp dành cho phái đẹp Fri, 15 Sep 2023 05:36:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://tackexinh.com/wp-content/uploads/2020/08/cropped-logo_tac_ke_xinh_cam_04-2-32x32.png sau sinh - Tắc Kè Xinh https://tackexinh.com/tag/sau-sinh/ 32 32 Thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh tốt nhất https://tackexinh.com/mon-an-cho-ba-de/ https://tackexinh.com/mon-an-cho-ba-de/#respond Mon, 11 Apr 2022 00:00:22 +0000 https://tackexinh.com/?p=8385 Sau khi bầu – sinh nở mẹ và bé mất khá nhiều năng lượng và cần được bồi dưỡng để mau phục hồi sức khỏe đặc biệt là mẹ để có đủ sữa cho con bú. Nguồn năng lượng đó chính là dựa vào loại thực phẩm hàng ngày mà mẹ bổ sung. Sau đây […]

Bài viết Thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh tốt nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Sau khi bầu – sinh nở mẹ và bé mất khá nhiều năng lượng và cần được bồi dưỡng để mau phục hồi sức khỏe đặc biệt là mẹ để có đủ sữa cho con bú. Nguồn năng lượng đó chính là dựa vào loại thực phẩm hàng ngày mà mẹ bổ sung. Sau đây là món ăn cho bà đẻ mà các mẹ có thể tham khảo để có thể bồi dưỡng cho mẹ và con có được sức khỏe dồi dào phục hồi nhanh chóng và có nhiều sữa cho con bú.

Những món ăn cho bà đẻ phù hợp nhất

Theo quan niệm ngày xưa, thì việc sau sinh phải ở cữ 3 tháng 10 ngày, với nhiều kiêng cữ khác nhau. Trong chế độ dinh dưỡng ngày xưa đã quá khác với ngày nay. Bởi các bà mẹ không phải theo quan niệm là phải ăn đu đủ với móng giò và thịt kho nghệ không còn là những món ăn bắt buộc, mà thay vào đó các mẹ sau sinh có thể lựa chọn cho mình những món ăn mình thích mà vẫn đảm bảo cho lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé.

Sau đây là những thực phẩm mà mẹ cần bổ sung gồm:

Những món ăn tốt cho mẹ sau sinh
Những món ăn tốt cho mẹ sau sinh -Ảnh: Internet
  • Chất xơ: Bổ sung chất sơ gồm các thực phẩm hằng ngày như: rau có màu xanh, xanh đậm như rau ngót, ràu rền, rau mồng tơi,…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, bạn nên dùng các loại dầu thực vật để chế biến các món: Xào, kho, rán, chiên,… sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất đạm: Chất đạm thường có trong các loại động, thực vật như: Thịt lợn nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu lành, trứng gà,…
  • Chất bột đường: Nên ăn cơm, phở, cháo tránh ăn các thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, nước có ga, cồn, kem lạnh,…

Các món ăn cho bà đẻ thường

Nếu đẻ thường thì không cần kiêng kị quá nhiều vì không có bất kì tai biến sản khoa nào. Bởi vậy chỉ cần bổ sung những nhóm chất sau đây sẽ mau chóng khỏe bệnh:

Thực đơn cho bà đẻ thường
Thực đơn cho bà đẻ thường -Ảnh: Internet
  • Gạo nếp: Giúp dễ tiêu hóa, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa
  • Uống sữa và các thực phẩm của sữa: Phô mai, yaourt,… Những thực phẩm này sẽ giúp cho răng và xương của mẹ và bé sẽ chắc khỏe hơn.
  • Móng giò heo: Theo một số đông y, thì món ăn này rất tốt cho mẹ và bé đặc biệt là những mẹ thiếu sữa và tắc sữa giúp bổ huyết thông sữa.
  • Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ.
  • Trong giai đoạn sản dịch, dịch tễ ra rất nhiều nên cũng cần ăn rất nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh các chất tinh dịch dư thừa, ứ đọng trong buồng tử cung. Vậy nên, loại tôm là một lựa chọn tuyệt vời.

Trên đây là một số thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường mà các mẹ có thể tham khảo.

Các món ăn cho bà đẻ mổ

Khác với mẹ đẻ thường, vết mổ sau sinh cần được phục hồi. Vậy nên mấy ngày đầu sản phụ cần ăn mấy món nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như: cháo, mì, trứng gà là chính. Đặc biệt không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ như: chân giò, thịt gà mái,…

Thực đơn cho bà đẻ mổ
Thực đơn cho bà đẻ mổ -Ảnh: Internet

Sau 1 tuần hoặc lâu hơn, cơ quan tiêu hóa phục hồi bạn có thể ăn các món giàu dinh dưỡng và dinh dưỡng như: canh gà, canh xương,…

Theo các chuyên gia, trong thịt bò, thịt heo,… rất giàu chất sắt và đạm cần được bổ sung để có thể sản sinh lượng máu đã mất khi mổ và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Các mẹ nên ăn nhiều rau xanh có tính mát như mồng tơi, rau ngót, cải bắp,… và các loại trái cây như chuối, bưởi, cam, dưa hấu,…

Trên đây là một số thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ mà mọi người có thể tham khảo để giúp cho các mẹ có thể nhanh phục hồi nhất và luôn giữ trong mình nguồn sức khỏe dồi dào.

Vậy đâu là những món bà đẻ không nên ăn?

Bên cạnh những món bà đẻ cần bổ sung, thì cũng lưu ý cả những món bà đẻ không nên ăn và cũng tùy vào từng trường hợp mà chúng ta nên kiêng kị những đồ ăn khác nhau.

Những món bà đẻ không nên ăn
Những món bà đẻ không nên ăn -Ảnh: Internet

Phụ nữ đẻ mổ thường phải kiêng những món ăn làm chậm quá trình liền sẹo như: Rau muống, thịt bò, lòng trắng trứng, đồ nếp,… và những loại thực phẩm khó tiêu hóa như: dưa muối, cà muối,… để tránh gây ảnh hưởng tới vết mổ, vất đề tiêu hóa. Người đẻ mổ cũng nên hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị, không quá mặn, cay nóng, vì có thể gây thêm tích tụ nhiệt sẽ làm vết thương bị sưng, dễ bị mưng mủ.

  • Lưu ý:  Trong 2 – 4 tuần đầu sau sinh mổ, nếu thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Sau khi vết mổ lành và ổn định, mẹ có thể thoải mái trong ăn uống mà không cần kiêng kị gì. Tuy nhiên vẫn cần phải để ý một chút và đặc biệt là những thức ăn làm mất sữa.

Những món ăn làm mẹ bị mất sữa: Đồ khô, đồ làm mất nước, canh măng, la lốt, mướp đắng( khổ qua), bắp cải, rau cần tây, lá bạc hà, mì tôm,… là những món ăn cần được chú ý nếu ăn quá nhiều sẽ khiến đến tình trạng mất sữa đột ngột và làm giảm khả năng tiết sữa của mẹ.

Những món ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ: Đồ ăn nhanh, cay, nóng, tỏi, đậu phộng, các loại cá có thủy ngân cao, nước ga và chất kích thích, caffein,… những món ăn trên có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng.

Dù là sinh mổ hay thường thì sức khỏe vẫn bị yếu hơn bình thường. Vì vậy bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để có thể phục hồi nhanh chóng. Một số loại thức ăn có thể khiến mẹ mất sữa, chậm tiêu, tắc tia sữa như: đồ dầu mỡ, cay nóng, thức ăn có tính hàn, các thực phẩm dễ gây sắc tố đen. Ngoài ra, những bữa ăn khô, ít rau, ít canh sẽ khiến các mẹ bị táo bón mà hay mắc phải. Táo bón sẽ khiến cho các vết mổ, vết thương lâu lành và có thể bị nhiễm trùng khó khôi phục và có thể bị rách. Vì vậy, hãy chú ý đến dinh dưỡng và bổ sung nhiều rau xanh nhé.

>>> Đọc thêm: Sau sinh ăn mì tôm được không? Có bị mất sữa không?

Những món ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Ngoài trừ những món có chứa vitamin D ra, các mẹ nên bổ sung các thực đơn có chứa chất dinh dưỡng mà bé cần để có thể phát triển toàn diện và tăng trưởng trong 6 tháng đầu.

Thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú
Thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú -Ảnh: Internet

Thành phần sữa mẹ được kiểm soát chặt chẽ và chế độ ăn uống của mẹ sẽ chỉ có tác dụng hạn chế đối với nồng độ của một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ có thể dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của mẹ và sức khỏe của chính người mẹ. Trong 28 ml sữa mẹ có chứa 19 -23 kcal, 3.6% protein, 28.8 – 32.4% chất béo và 26.8 – 31.2% carbs chủ yếu là đường sữa.

Đồ ăn vặt dành cho bà đẻ

Dưới đây là tất cả những loại đồ ăn vặt dành cho mẹ mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, hay bị mất sữa ở mẹ. Đôi khi lại có cái tốt ở trong đó. Cùng kiểm tra nhé:

Đồ ăn vặt dành cho bà đẻ
Đồ ăn vặt dành cho bà đẻ -Ảnh: Internet
  • Ngũ cốc là đồ ăn vặt cho bà đẻ hấp dẫn. …
  • Các loại hạt cho bà đẻ ăn vặt. …
  • Bơ đậu phộng là đồ ăn vặt cho bà đẻ giàu dinh dưỡng. …
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. …
  • Sữa chua nguyên chất không đường. …
  • Trứng là đồ ăn vặt cho bà đẻ dễ làm. …
  • Rong biển và tảo biển bổ dưỡng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn 

Lời kết

Trên đây là những thông tin về món ăn cho bà đẻ mà bạn có thể tham khảo để cho mình hoặc người thân của mình những thực đơn hợp lý nhất và để có một năng lượng dồi dào. Mong rằng những thông tin trên bổ ích tới quý vị.

Quang Khải | Tackexinh.com

Bài viết Thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh tốt nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/mon-an-cho-ba-de/feed/ 0
Hậu sản là gì? Những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh ở sản phụ https://tackexinh.com/hau-san-la-gi/ https://tackexinh.com/hau-san-la-gi/#comments Sat, 11 Apr 2020 21:40:04 +0000 https://tackexinh.com/?p=1719 Hậu sản là một trong những vấn đề sức khỏe trong giai đoạn sau sinh mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua, việc nắm bắt được các kiến thức về hậu sản sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với những thay đổi về thể chất cũng như […]

Bài viết Hậu sản là gì? Những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh ở sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
Hậu sản là một trong những vấn đề sức khỏe trong giai đoạn sau sinh mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua, việc nắm bắt được các kiến thức về hậu sản sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần sau khi vượt cạn thành công. Do đó trong bài viết này hãy cùng tackexinh.com đi tìm hiểu về hậu sản là gì? cũng như những điều cần biết về hậu sản thông qua những chia sẻ dưới đây.

Hậu sản là gì?

Nếu hiểu theo cách nói thông thường thì hậu sản là thời kì 3 tháng đầu sau khi sinh. Theo y văn thì hậu sản là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày sinh. Sáu tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Do đó bất kỳ chị em phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều bước vào thời kỳ hậu sản. Vì vậy trong giai đoạn sinh con phụ nữ cần được chăm sóc ở chế độ đặc biệt để tránh một số loại bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản.

Hậu sản đó là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh

Hậu sản nghĩa là gì?

Bệnh hậu sản là gì? – Ảnh: Internet

Một số bệnh hậu sản thường thấy có thể kể đến như: Sản dịch, rụng tóc, rạn da sau sinh, băng huyết sau sinh, bệnh trĩ và táo bón, trầm cảm sau sinh, nhiễm trùng sau sinh… Có thể nói bất kỳ người phụ nữ nào sau khi sinh đều bước vào thời kỳ hậu sản. Do đó trong giai đoạn này cần có chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà những bệnh hậu sản gây ra.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản ở các bà mẹ

Những chia sẻ bên trên chắc hẳn đã giúp các chị em hiểu được phần nào về hậu sản là gì? Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra các bệnh hậu sản?

  • Trong giai đoạn mang thai và sinh con người mẹ thường rất vất vả, mệt mỏi cũng như căng thẳng, điều này ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng kém đi
  • Do sau khi sinh sức khỏe của các bà mẹ bị suy kiệt đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc bị mắc hậu sản mòn.
  • Do tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ phần lớn bởi sau sinh các bà mẹ phải chăm sóc con
  • Không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý, trong khi đó người mẹ phải cho con bú nên nguồn dinh dưỡng mất đi rất lớn.
  • Không thực hiện các thói quen kiêng cữ sau sinh như gần gũi chồng quá sớm.
  • Phát sinh những căng thẳng mệt mỏi do chăm sóc bé thời gian mới sinh

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ hậu sản sau sinh

Một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết phụ nữ bị hậu sản sau sinh như:

dấu hiệu bệnh hậu sản sau sinh là gì

Dấu hiệu bệnh hậu sản sau sinh – Ảnh: Internet

  • Không muốn ăn hoặc ăn không được ngon, bên cạnh đó ăn uống được nhưng không lên cân cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết phụ nữ hậu sản
  • Cơ thể người mẹ gầy gò, ốm yếu không tăng được cân sau sinh
  • Thường khóc lóc, bực bội, cáu gắt và cảm thấy bất ổn
  • Tinh thần bị suy sụp
  • Thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ
  • Khi phụ nữ mắc hậu sản thường không có cảm giác không muốn tiếp xúc với ai, không muốn đi ra ngoài.
  • Khi sinh được vài tháng những vẫn cảm thấy cơ thể xanh xao, uể oải

Những bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Dưới đây sẽ là một số căn bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản mà các mẹ có thể gặp phải như:

Băng huyết sau sinh

Là một trong những tai biến sản khoa xảy ra khá phổ biến trong khoảng thời gian 24h sau sinh, băng huyết sau sinh được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho các sản phụ nếu không được phát triện và điều trị kịp thời.

Những triệu chứng của băng huyết thường là ra nhiều máu và rất khó cầm máu, điều này dẫn đến việc sản phụ mất nhiều máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm, đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh…

Nguyên nhân gây bằng huyết có thể kể đến như: Nhiễm khuẩn nước ối, tử cung yếu, đẻ ở tư thế đứng đẻ nhanh, tử cung bị dị dạng…

Nhiễm khuẩn hậu sản

Tình trạng nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập trực tiếp vào cơ thể của sản phụ qua các cơ quan như cơ ngõ âm đạo, cổ tử cung, một số tổn thương của cơ quan sinh dục do trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ những dụng cụ đỡ để trong lúc sinh nở.

các bệnh hậu sản thường gắp sau sinh - nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản – Bệnh hậu sản thường gắp sau sinh – Ảnh: Internet

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản các sản phụ thường mắc một số căn bệnh như: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm tĩnh mạch…

Một số triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản có thể kể đến như mệt mỏi, sốt nhẹ, không muốn ăn, hạ huyết áp…

Chứng sản giật sau sinh

Là biến chứng thường xảy ra trong giai đoạn những ngày đầu sau sinh. Một trong những dấu hiệu nhận biết chừng sản giật sau sinh như: ù tai, buồn nôn, đau đầu, co giật, phù nề…

Bế sản dịch sau sinh

Là biến chứng mà sản dịch không thể thoát ra ngoài được, ú đọng ở trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kíp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.

Do đó tránh hiện tượng này sau khi sinh các sản phụ sẽ được kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Bên cạnh đó các sản phụ cũng cần lưu ý khi ngủ không nên ngủ với tư thế nằm nghiêng và vắt chéo hai chân nên nhau, bởi nó sẽ khiến cho các sản dịch bị ứ đọng trong buồng trứng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài được.

Táo bón thời kỳ hậu sản

Cũng là một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Do tâm lý sợ đau từ những vết mổ đẻ hay vết rạch tầng sinh môn khiến cho nhiều sản phụ sợ mỗi khi đi đại tiện. Bên cạnh đó được bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm, thiếu chất xơ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón thời kỳ hậu sản.

Vì vậy để giảm thiểu các sản phụ cần uống nhiều nước, vận động nhiều hơn, bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và hoa quả..

Sốt sau sinh

Sốt sau sinh là hiện tượng sản phụ có nhiệt độ cơ thể lên đến 38 độ C kéo dài trên 24h sau sinh. Đây là hiện tượng khá phổ biến và sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian.

các bệnh hậu sản thường gặp sau sinh - sốt sau sinh

Sốt sau sinh – Ảnh: Internet

Tuy nhiên nếu tình trạng sốt kéo dài từ 2 – 10 ngày thì cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Đau nhức ở vết rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là cách áp dụng khá phổ biến mà các sản phụ phải trải qua khi sinh thường. Trong một vài ngày đầu các sản phụ sẽ có cảm giác đau, khó chịu mỗi khi phải vận động.

Một trong những điều mà các sản phụ cần biết đó là vết thương ở tầng sinh môn khá dễ bị nhiễm khuẩn do nằm ở vị trí nhạy cảm. Do đó nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, phù nề, ngứa ngáy, có mùi hôi, xuất hiện dịch mủ… thì cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra sẽ còn một sô bệnh hậu sản thường gặp khác như:

  • Ngực sưng
  • Viêm vú, tắc tia vú
  • Rạn da
  • Bệnh trĩ thời kỳ hậu sản
  • Rụng tóc
  • Trầm cảm sau sinh

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh hậu sản là gì?

Để có thể hạn chế tối đa việc mắc các bệnh hậu sản kể trên các sản phụ cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa cần thiết như:

biện pháp phòng ngừa bệnh hậu sản là gì

Biện pháp phòng ngừa bệnh hậu sản là gì? – Ảnh: Sưu tầm

  • Các sản phụ sau sinh cần phải được chăm sóc sức khỏe một cách đặc biệt, được nghỉ ngơi và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Kiêng cữ một cách khoa học và hợp lý nhằm tránh tình trạng căng thẳng cho thai phụ, cũng như mất vệ sinh là một trong nhứng nguyên nhân gây bệnh hậu sản
  • Cần áp dụng biện pháp xông hơi đúng cách, đồng thời tắm gội bằng thảo dược tốt cho sức khỏe của thai phụ.
  • Luôn luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ. Tránh buồn bực, cẳng thẳng một cách không cần thiết.
  • Cần lưu ý đến việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực vùng kín đúng cách nhằm hạn chế nhiễm trùng
  • Nên thường xuyên ngâm chân thư giãn, điều này sẽ giúp lưu thông các huyệt ở bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn tốt hơn
  • Tránh việc gần gũi chồng quá sớm để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Như vậy trên đây là một số chia sẻ giúp các chị em có thể hiệu hơn về bệnh hậu sản là gì? Các bệnh hậu sản thường thấy sau khi sinh, cũng như những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng cách bệnh hậu sản. Hy vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến cho các chị em đặc biệt là đối với những chị em mang thai lần đâu.

Ruby Phạm | Tackexinh.com

>>> Từ khóa tìm kiếm liên quan đến hậu sản: Hậu sản mòn là gì, bị lên máu sản hậu là gì, sản hậu khó, chữa hậu sản gầy mòn, biến chứng hậu sản, cách điều trị hậu sản mòn, cách chữa bệnh hậu sản sau sinh

Bài viết Hậu sản là gì? Những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh ở sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tắc Kè Xinh.

]]>
https://tackexinh.com/hau-san-la-gi/feed/ 2